10 điều không nên làm khi là thực tập sinh

0

SSDH – Chúc bạn có được công việc thực tập đáng mơ ước, bước đầu tiên trong việc đảm bảo được một vị trí cố định sau khi tốt nghiệp. Khi nhận lời mời việc làm vào mùa hè không chỉ làm những điều đúng đắn, mà bạn còn phải tránh những điều sai trái. Điều này có thể giúp bạn có được lời mời công việc chính thức sau khi thực tập. Đây là những thứ mà bạn cần tránh:

 

10 điều không nên làm khi là thực tập sinh

 

1. Đi muộn: Sau vài ngày đầu tiên bạn sẽ có ý niệm về điều này. Chú ý thời gian mà sếp bạn và các đồng nghiệp đến và đến trước họ. Mỗi công ty có một khái niệm riêng về giờ giấc làm việc và bạn cần phải thể hiện chắc chắn rằng bạn sẵn sàng có mặt cho công việc.

 

2. Không để tâm đến việc ăn mặc: Không cần biết môi trường làm việc của bạn có nghiêm túc hay không, bạn vẫn nên để tâm đến vấn đề ăn mặc của mình. Hãy lấy hình mẫu từ sếp và sếp tổng. Nếu bạn không đủ tiền mua đồ mới, háy ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.

 

3. Không đúng hạn: ở trường học, hạn chót nộp bài có thể được linh hoạt, nhưng công việc chuyên nghiệp thì không.Thời gian cho bạn được phê chuẩn, khi đến hạn, bạn phải làm xong. Nếu không, coi như bạn mất cơ hội có được lời mời công việc trong tương lai.

 

4. Bỏ qua các mối liên hệ xã hội: Nếu có vài thực tập sinh ở văn phòng thì có thể sẽ được lên kế hoạch cho các hoạt động xã hội, giúp các bạn nhận biết nhau và tiếp xúc với cấp cao của công ty. Dù bạn ghét cá sự kiện này đến đâu, bạn phải tham gia, nói chuyện với mọi người, thể hiện rằng bạn rất vui và tránh uống quá chén.

 

5. Gây chuyện: Nơi làm việc không phải là một chương trình truyền hình thực tế. Đừng diễn kịch. Có những người mà xung quanh họ luôn có thị phi. Đừng là một trong số họ.

 

6. Nhiệm vụ không có trong mục tiêu: Khi nhận được một dự án, bạn cần hiểu được mục tiêu kinh doanh phía sau và khi nào bạn phải thực hiện. Bạn phải hiểu TẠI SAO bạn được yêu cầu theo đuổi dự án này, để bản thân thực hiện nhiệm vụ không trong trạng thái vô thức. Hãy SUY NGHĨ và để bản thân trở thành nguồn tài nguyên quý của công ty.

 

7. Không giao tiếp nhiều: Khi bạn nhận được một dự án, đừng biến mất cho đến tận khi bạn hoàn thành nó. Hãy xuất hiện ít nhất mỗi ngày một lần để sếp của bạn biết bạn tồn tại và đang làm việc, và hãy luôn báo cáo tiến độ công việc của mình một cách không chính thức. Nếu làm việc từ xa, hãy sử dụng email để làm điều đó.

 

8. Liên tục làm phiền sếp: Dù bạn không muốn bị lãng quên, cũng không nên làm ngược lại, đừng cứ vài chục phút lại email hay báo cáo ý tưởng của mình. Quy tắc 4h/ lần là việc bạn nên làm nếu muốn thảo luận hay đề xuất với sếp. Bởi trong cả một ngày, bạn có thể loại đi những phần không trọng tâm của vấn đề và phát triển nó. Đồng thời bạn cũng không làm tốn quá nhiều thời gian của sếp.

 

9. Không bỏ qua khi có vấn đề nào đó: Nhà quản lý luôn luôn muốn biết nếu có vấn đề xảy ra. Họ không thể giúp bạn giải quyết nếu họ không được biết về nó. Nếu bạn gây ra một sự cố nào đó, hãy cho họ biết, họ sẽ có thể tha thứ cho bạn vì bạn chỉ là lính mới. Đừng gây rối thêm khi dừng lại hay gây ra nhiều hậu quả khác chỉ vì một vấn đề ban đầu không được giải quyết.

 

10. Không giải quyết vấn đề: Cuối cùng, hầu hết các công việc đều liên quan đến việc giải quyết vấn đề. Nếu bạn thấy có sai sót, đừng chỉ đưa nó ra mà nên đề xuất cùng các giải pháp tiềm năng để giải quyết và các cách thức thực hiện. Bạn cũng nên xác định trước các vấn đề tiềm năng trước khi sự cố xảy ra. Cho dù chỉ là thực tập sinh, bạn cũng nên hoàn thiện kỹ năng này cho mình.

 

 Ngọc Ánh (SSDH) – Theo College.usatoday

Share.

Leave A Reply