10 loại đồ ăn làm giảm sự chuyển hóa dinh dưỡng mà du học sinh nên tránh

0

Sẵn sàng du học – Sự hấp thụ dinh dưỡng là quá trình sinh học bao gồm phần chuyển đổi thức ăn thành năng lượng trong cơ thể bạn. Hấp thụ dinh dưỡng càng chậm, lượng mỡ bạn đốt cháy càng ít. Có những loại đồ ăn hằng ngày ảnh hưởng tới sự chuyển đổi dinh dưỡng này, kể cả những loại bạn nghĩ là tốt cho sức khỏe.

chinese-new-year-food-feast

1. Diet soda

Theo nghiên cứu của Nature 2014. Đường nhân tạo có thể khiến vi khuẩn trong ruột thay đổi, làm lượng đường trong máu tăng khiến bạn có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường và béo phì. Thay vào đó bạn nên uống nước. Nước có thể khiến bạn cảm thấy no và ăn ít đi, thậm chí còn giúp đẩy mạnh quá trình tiêu hóa tạm thời trước bữa ăn.

2. Các loại thức ăn đông lạnh ít calories

Nhiều người nghĩ rằng ăn đồ ăn đông lạnh chỉ tầm 150 – 200 calories là tốt nhưng thực tế thay vì giúp bạn giảm cân, chúng làm chậm quá trình chuyển hóa năng lượng của bạn, bạn cần nạp đủ năng lượng một ngày để giúp quá trình này ổn định.

3. Đồ ăn nhạt

Lành mạnh không đồng nghĩa với nhạt nhẽo. Cay là một trong những vị tốt nhất để bổ sung cho đồ ăn tươi, lành mạnh mà không làm tăng calories.

4. Cồn

Bạn biết là cồn không có calories, nhưng chắc bạn không biết rằng đồ có cồn kích thích bộ máy dạ dày của bạn, trong thời gian dài có thể khiến giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất từ thức ăn vào cơ thể bạn.

5. Lúa mì

Bánh mì. Một số người bị mẫn cảm với lúa mì và nó nằm trong số lượng lớn các loại thức ăn. Nếu cơ thể mẫn cảm với một loại thức ăn nào đó được hấp thụ thường xuyên, cơ thể sẽ phản ứng lại chúng như vật thể ngoại xâm, điều này tạo thành gánh nặng lên ruột, gan, hệ miễn dịch rồi đến tuyến giáp, nơi là bộ máy chuyển đổi dinh dưỡng của cơ thể.

6. Đường

Bên cạnh tác hại xấu của việc không nên tiêu thụ nhiều đường, chúng còn kích thích các khối viêm trong cơ thể. Dù được khuyến cáo chỉ hấp thụ 25-36g đường mỗi ngày, hầu hết chúng ta đều tiếp nhận tận 48 thìa đường. Để hạn chế việc thèm đường, bạn có thể dùng hoa quả.

7. Đường tinh chế

Đường tinh chế không chỉ loại bỏ chất xơ mà còn cả những chất dinh dưỡng tốt. Quan trọng là bạn phải giảm thiểu loại đường này lại và thay vào đó có thể sử dụng các loại phức hợp carbs như rau củ, hoa quả, các loại đậu… những loại phức hợp carbs này sẽ giúp bạn no và ổn định lượng đường trong máu lâu hơn.

8. Axit béo không bão hòa Omega-6

Thực đơn của mọi người chứa quá nhiều omega-6 – như dầu rau củ, thịt gà, cereal – và thiếu đi sự cân bằng sức khỏe từ omega-3, hậu quả dẫn đến các chứng viêm gây ảnh hưởng tới sự chuyển hóa năng lượng.

9. Sữa bò

Một số người không thể hấp thụ được lượng protein quá lớn từ sữa bò hoặc đường, nên sử dụng sữa sẽ khiến họ bị viêm và phù nề. Nếu bạn lo lắng về ảnh hưởng của nó, hãy dùng các loại sữa giàu canxi như sữa hạnh nhân không đường.

Người dịch: Phạm Hải Yến (SSDH)

Share.

Leave A Reply