10 lời khuyên giúp bạn trở thành một ứng viên MBA sáng giá

0

Sẵn sàng du học – Sở hữu một tấm bằng Quản trị kinh doanh là mong muốn của nhiều bạn trẻ trên con đường trở thành “ông chủ” của chính mình. Và không ít trong số đó theo đuổi tấm bằng MBA như một bước đệm đối với sự nghiệp của mình.

ssdhmba

Dưới đây là 10 cách mà các chuyên gia cho rằng sẽ giúp bạn trở thành một ứng viên “đắt giá” cho tấm bằng MBA:

1. Thấu hiểu bản thân

Đứng trước những tuyển sinh và điều quan trọng hơn cả hiểu việc họ muốn gì ở bạn chính là bạn hiểu bản thân đến đâu. Bạn cần có nhận thức sâu sắc về điểm mạnh điểm yếu của bản thân, ước mơ hay định hướng sự nghiệp và quan trọng là trường kinh tế sẽ giúp gì cho sự nghiệp của bạn.

Ông Chad Losee – giám đốc điều hành của Harvard Business School cho biết các nhà tuyển sinh không đòi hỏi các ứng viên bước vào cuộc phỏng vấn với một bản “kế hoạch cuộc đời” chi tiết nhưng họ muốn biết ý nghĩa hoặc câu chuyện đằng sau lựa chọn này của bạn.

2. Chứng minh tiềm năng của bạn

Đừng bao giờ viết về những kĩ năng hay điểm mạnh của bạn trong bài luận mà không có bất kì minh chứng cụ thể nào. Hay khiến nhà tuyển sinh cảm thấy những gì bạn nói là có căn cứ bằng cách đưa ra những con số, sự kiện hay câu chuyện cụ thể mà bạn từng trải nghiệm.

Nếu như bạn không bất kì câu chuyện mang tính thành tựu nào để kể thì cũng đừng lo lắng. Bạn có thể nói về khả năng tính toán rủi ro trước những quyết định mà bạn đã từng đưa ra. Điều đó sẽ giúp khẳng định phần nào khả năng lãnh đạo của bạn!

3. Tìm hiểu ước mơ thực sự của bạn

Điều này sẽ không chỉ giúp bạn định hướng được những bước đi tiếp theo của mình mà còn giúp bạn có thể đứng trước các nhà tuyển sinh và cho thấy mình là người có đam mê, nhiệt huyết như thế nào. Bạn cùng cần phải trở lời câu hỏi này trước khi bắt tay vào viết bài tiểu luận bởi nó sẽ đem lại sự xuyên suốt đối với hình ảnh của bạn trong mắt hội đồng.

4. Đóng góp cho cộng đồng

Bảng điểm “đẹp” và kết quả bài thi ấn tưởng rõ ràng là những yếu tố vô cùng quan trọng khi bạn định apply cho bất kì trường đại học hay tấm bằng nào, chứ không riêng gì MBA. Tuy nhiên, chúng không phải là tất cả.

Hội động tuyển sinh sẽbị thuyết phục bởi một sinh viên không chỉ có nền tảng học thuật tốt mà còn có tiềm năng đem lại ảnh hưởng tích cực đối với cộng đồng và công ty của họ khi bắt đầu sự nghiệp.

5. Không ngại đối mặt với những thử thách mới

Theo ông S.Michael Sury – giảng viên tài chính trường McCombs School of Business – Univeristy of Texas, các trường kinh tế thường có xu hướng chọn cho mình những ứng viên MBA có kĩ năng toàn diện. Đương nhiên, toàn diện ở đây không đồng nghĩa với hoàn hảo, mà nó có nghĩa là bạn không chỉ có một kĩ năngduy nhất, một ưu điểm duy nhất. Ít nhất thì bạn phải có dũng cảm để đối mặt với những thử thách mới, không ngại đặt mình vào những vị trí “khó khăn” hơn bình thường.

ssdhkinanglambaithi

 

6. Biết điểm yếu của bản thân để khắc phục

Hội đồng tuyển sinh của chương trình MBA sẽ bị thu hút hơn bởi những sinh viên nhận thức được rõ điểm yếu hoặc đơn giản chỉ là mặt chưa hoàn thiện của mình và có những nỗ lực cụ thể để cải thiện chúng. Nếu bạn sợ đứng trước đám đông, đừng ngại gì mà không tham gia một lớp học thuyết trình. Nếu bạn sợ phải làm việc với nhiều người hãy thử một chương trình tình nguyện hè này.

7. Xây dựng cho mình một nền tảng kiến thức đa dạng

Các chuyên gia nói rằng các ứng viên MBA có chương trình học tập tập trung quá nhiều vào chuyên ngành trong quá khứ có thể tăng cường hồ sơ nhập học của họ bằng cách chứng minh sự quan tâm của mình đối với môn học, lĩnh vực khác.

Ví dụ, các kỹ sư nên tham gia vào các hoạt động ngoại khóa mà không liên quan đến lĩnh vực của họ, tương tự như vậy, nếu ứng cử viên có mong muốn theo học ngành kinh doanh truyền thống thì họ nên quan tấm đến các kỹ năng khác như lập trình hoặc ngôn ngữ thứ hai.

8. Làm bài kiểm tra đầu vào từ sớm

Các chuyên gia cho rằng nên thận trọng khi tham dự kỳ thi thử cho cả GRE và GMAT trước khi quyết định kỳ thi tuyển vào trường kinh doanh nào. Tuy nhiên, một khi các ứng viên đã đưa ra lựa chọn đó, họ nên làm bài kiểm tra càng sớm càng tốt.

Shaifali Aggarwal, người sáng lập và giám đốc điều hành của công ty tư vấn tuyển sinh của Ivy Groupe cho biết những ứng viên đợi quá muộn để làm bài thi tiêu chuẩn sẽ phải đối mặt với hai áp lực cùng một lúc. Đó là chuẩn bị cho kì kiểm tra quan trọng này và viết tiểu luận cho hồ sơ nhập học mình.

9. Chuẩn bị hồ sơ một cách kĩ lưỡng

David Simpson, giám đốc tuyển sinh của MBA và thạc sĩ về các chương trình tài chính tại London Business School, cho biết một trong những sai lầm tồi tệ nhất mà một ứng viên MBA có thể mắc phải là chuẩn bị hồ sơ nhập học một cách vội vã.

Hãy dành thời gian và thực sự nghĩ về từng câu chữ mà mình định viết. Bạn cần chắc rằng mình đã bày tỏ được những quan điểm cá nhân chứ không phải chỉ là những câu chuyện hời hợt.

10. Chuẩn bị thư giới thiệu từ sớm

Nếu bạn muốn liên lạc với thầy cô giáo cũ, giảng viên đại học ở bậc Cử nhân hay sếp ở nơi bạn từng làm việc để nhờ họ viết thư giới thiệu thì hãy làm việc này từ sớm. Đừng chỉ liên lạc và nhắc đi nhắc lại rằng bạn cần nó trong tuần sau. Điều này sẽ khiến họ cảm thấy không được tôn trọng và rõ ràng là bạn khó mà nhận được một bức thư thực sự tâm huyết.

Người dịch: Ánh Dương (SSDH)

Share.

Leave A Reply