20 điểm khác nhau giữa Nhật Bản và Mỹ

0

SSDH – Nếu bạn đang tham gia chương trình JET của Nhật, thì bài viết này sẽ rất có ích cho bạn trong cả cuộc sống hằng ngày lẫn công việc giảng dạy của mình ở Nhật. Cùng đọc nhé!

 

Phần lớn thời gian của bạn tại JET sẽ được dành cho một hoặc nhiều trường. Trong khi sự khác biệt về văn hóa và cuộc sống hàng ngày có thể khá kỳ quặc và thú vị, khác biệt trong hệ thống giáo dục sẽ khiến bạn sốc hơn hết.

 

Bạn càng biết nhiều về những khác biệt này trước khi bắt đầu này đầu tiên làm việc, chúng sẽ ít gây sốc vàsẽ dễ dàng hơn cho sự thay đổi của bạn. Dù thế nào thì việc học hỏi của bạn cũng sẽ khó khăn. Vậy sao không dành thêm chút thời gian để tìm hiểu và giảm thiểu những trở ngại ấy?

 

Xin lưu ý rằng những điều được liệt kê dưới đây là những gì bạn có lẽ sẽ gặp khi tham gia JET. Luôn có những trường hợp ngoại lệ, nhưng đây là các loại tình huống bạn sẽ thường gặp phải.

 

20 điểm khác nhau giữa Nhật Bản và Mỹ

 

Học sinh/Sinh viên

 

1. Việc di chuyển

 

Ở một số làng quê không có xe buýt trường. Học sinh thường sẽ sống gần trường và 99% lũ trẻ đi bộ đến trường hoặc bằng xe đạp.

 

Nhưng trung học phổ thông là một vấn đề khác. Vì các học sinh sẽ thi chuyển cấp nên họ có thể không còn sống gần trường nữa. Do đó học sinh sẽ đi bằng xe buýt hay tàu hỏa. Lái xe đến trường là điều không thể vì độ tuổi thi lấy bằng lái xe là 18, và ngay cả sau khi có bằng thì học sinh cũng không ai lái xe đến trường cả.

 

Điều này có ý nghĩa gì với bạn:

 

Nếu bạn sống gần trường thì bạn có thể sẽ đi bộ hoặc đap xe đến trường cùng lũ học trò của mình. Còn nếu bạn sử dụng phương tiện công cộng thì có thể bạn sẽ ngồi cùng với học sinh của mình.

 

2. Kì thi tuyển sinh và trường luyện thi

 

Để có một công việc tốt ở Nhật Bản, bạn cần vào một trường đại học tốt. Để vào được một đại học tốt bạn lại cần phaỉ vượt qua kì thi tuyển sinh đại học. Những trường đại học bạn có thể ghi danh phụ thuộc vào trường trung học phổ thông của bạn. Để vào một trường trung học tốt, bạn lại cần phải vượt qua kì thi tuyển sinh trung học. Và việc chuẩn bị thường bắt đầu ở trung học cơ sở thậm chí sớm hơn.

 

Hình thức chuẩn bị chủ yếu thường là tại các trường luyện thi hay 塾 (juku). Đó là những trường học thêm, nơi mà học sinh sẽ trả thêm tiền để được bồi dưỡng thêm một số môn học nhất định hoặc giúp chúng ôn tập cho những kì thi quan trọng. Những ngôi trường này đặc biệt hoạt động cho những kì thi tuyển sinh.

 

Dù có người phê bình hay đồng tình, trường luyện thi thật sự là một phần quan trọng của nền giáo dục Nhật Bản.

 

Điều này có ý nghĩa gì với bạn:

 

Việc này không ảnh hưởng trực tiếp đến bạn, nhưng mà đến cái bạn dạy. Việc tập trung vào kiểm tra ảnh hưởng đến văn hóa giáo dục của Nhật Bản. Điều nàyc cũng ảnh hưởng đến thái độ của học sinh đến bài giảng của bạn, đến những gì mà JTE của bạn muốn bạn dạy, và nhiều hơn nữa.

 

3. Cư xử và kỉ luật

 

Hầu hết mọi người nghĩ rằng những lớp học ở Nhật rất yên tĩnh, chú tâm vào việc học và tôn trọng luật lệ. Những ai tìm kiếm trên mạng thì lại thấy những lớp học hỗn loạn một cách khủng khiếp, như cả một bãi chiến trường, Sự thật thì nó nằm đâu dó giữa 2 ranh giới này. Như tôi đã đề cập ở trước, trường của tôi nghiêng về hướng khó khăn. Nhưng ngay cả thế thì lớp tôi cũng toàn những học sinh ngoan. Đa số các trường học có cả hai loại học sinh. Trẻ con thì vẫn là trẻ con và bạn có thể trông chờ cho hàng loạt những tính cách của trẻ con.

 

Cách xử lí những học sinh hư vẫn còn là vấn đề tranh cãi ở Nhật. Tại JET, tôi được nghe câu chuyện phổ biến này: Bởi vì Hiến pháp Nhật có chỉ rằng “không một đứa trẻ nào không được học”, giáo viên không không được phép đuổi học sinh ra khỏi lớp. Tôi chưa bao giờ thấy minh chứng cho điều này, nhưng tôi cũng chưa bao giờ thấy có giáo viên nào đuổi học sinh ra ngoài (hay cũng có thể những học sinh hư thì chúng cũng tự lẻn ra để hút thuốc).

 

Dù thế nào thì hình thức kỉ luật là phụ thuộc vào từng giáo viên. Đôi khi họ kiểm soát được lớp học, đôi khi không (hay không thể). Có cả những tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá đâu là “cách cư xủ kém”. Vì thế có thể việc học sinh ngủ trong lớp khiến bạn khó chịu nhưng JTE của bạn thì không hề.

 

Điều này có ý nghĩa gì với bạn:

 

Đây gần như là một nguồn căng thẳng lớn nhất cho việc đến ALT. Chứng kiến những hành vi mà không bao giờ dám diễn ra ở quê của bạn, nhưng lại thành ra không bị phạt ở đây (hay chỉ ra) có thể rất khó chịu, nhất là khi thái độ kém ấy hướng thẳng đến bạn. Hãy thử nói chuyện với JTE hay người giám sát của bạn và thẳng thắn bày tỏ những cảm nhận của bạn trong trướng hợp ấy. Nói với họ tại sao tình huống đó khiến bạn khó chịu và nhờ họ giúp bạn hiểu việc kỉ luật trong trường của bạn.

 

Thật sự thì không có một cách cứng rắn và nhanh chóng để giải quyết những vấn đề khó khăn này. Tất cả những gì mà bạn có thể nhận thấy là hành vi và tâm trạng trong tiết học. Những lớp học tốt là những lớp sôi động, học sinh hư sẽ trở thành những đứa mà bạn thích nhất, và toàn bộ lớp học năng động cứ tiếp tục. Hãy sẵn sang cho một sự khác biệt văn hóa lớn và cố hết sức để trò chuyện một cách chân thành với những đồng nghiệp khi bạn cần sự giúp đỡ.

 

4. Ở lại lớp

 

Một trong những cú sốc lớn nhất mà tôi  phát hiện ra rằng học sinh ở các cấp học tiểu học và trung học cơ sở không thể ở lại lớp. Họ sẽ luôn luôn được  lên lớp bất kể điểm thi hoặc số lần đi học. Vì vậy tôi đã được nghe nói nhiều về việc này bởi nhiều ALTs. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy bằng chứng về việc này, giống như bản báo cáo thực tế của học sinh. Ngay cả những bài viết wikipedia nói về vấn đề này cũng không có nguồn rõ ràng. Nhưng tôi đã tham dự lễ tốt nghiệp, nơi tất cả các người Mỹ có cả người không bao giờ đến lớp học nhưng được cấp bằng.  Tôi nghĩ , đó cũng có thể là một bằng chứng.

 

Điều này có ý nghĩa gì với bạn:

 

Bắt nguồn từ Mỹ, nơi mà cảm giác sợ thất bại giúp tôi học hành chăm chỉ, chính sách này thực sự ám ảnh trong tâm trí của tôi. Rất nhiều ALTS khác tôi biết đã cảm thấy bối rồi và bị sốc bởi điều này. Một cảm giác không rõ ràng thực sự. Đặc biệt là khi một học sinh không làm bất cứ việc gì nhưng được tốt nghiệp cùng với những người làm việc chăm chỉ.

 

Dù tốt hay xấu , đây là một điều mà bạn không thể kiểm soát và tốt nhất là đừng để ý đến nó. Đó là cách của người Nhật Bản và nó có lẽ sẽ không thay trong một sớm một chiều. Thực sự, với hệ thống giáo dục tập trung vào kỳ thi tuyển sinh, điều này đóng vai trò quan trọng. Lên lớp không phải điều  thúc đẩy sự nghiệp học tập của bạn mà đó là qua được kỳ thi tuyển sinh. Về lý thuyết, một người không làm việc gì ở trường, nhưng chăm chỉ học ở trường luyện thi có thể vượt qua các kỳ thi tuyển sinh và nhận được vào một trường trung học tốt. Ngược lại, người thể hiện tốt trường học vẫn có thể trượt trong kỳ thi tuyển sinh và không có khả năng thăng tiến trong học tập.

 

Giáo viên

 

5. Phòng giáo viên

 

Như đã đề cập ở trên, các lớp học thuộc về sinh viên và thậm chí cả giáo viên chủ nhiệm không có bàn ở đó. Hầu hết thời gian, nơi làm việc dành cho các thầy cô là phòng giáo viên, một nơi yễn tĩnh cho việc soạn giáo án và giải tỏa áp lực. Về lý thuyết, sinh viên không được phép vào phòng giáo viên mà không được cho phép, nhưng điều này còn tùy thuộc vào trường. Trường học với số lượng lớn sinh viên ồn ào có thể gặp khó khăn khi giữ cho sinh viên tránh không được vào phòng, mặc dù họ chắc chắn sẽ cố gắng làm việc này.

 

Điều này có ý nghĩa gì với bạn:

 

Lúc đầu, phòng giáo viên là nơi khá kỳ quặc với chúng tôi chúng tôi -những người từ nền văn hóa khác nơi mà phòng làm việc và không gian cá nhân là những tiêu chuẩn cơ bản, nhưng sự thân thiết mà Rich đề cập chủ yếu là do sự thiết lập cởi mở.

 

Mặc dù phòng giáo viên có áp lực của riêng nó, đó là việc phải cách ly khỏi những căng thẳng từ các hoạt động bên ngoài của sinh viên. Điều này cho thấy, nó không giống như những”phòng chờ giáo viên” huyền thoại tại Mỹ, nơi mà học sinh không được phép đi vào. Sinh viên đôi khi lẻn vào, có hoặc không có sự cho phép. Hãy sẵn sàng cho những chuyến ghé thăm đầy tò mò và phiền toái của lũ trẻ. Một số có thể vui vẻ trong khi số khác thì không. Bạn vẫn đang làm nhiệm vụ trong khi ở trường, vì vậy việc xử lý những tình huống này là một phần trong công việc của bạn. Nói chuyện với người giám sát nếu bạn đang gặp rắc rối với quá nhiều lần ghé thăm tại bàn của mình.

 

6. Thay đổi nơi làm việc

 

Giáo viên ở nước bạn có thể làm việc cho một trường học cụ thể. Để thay trường dạy học sẽ tùy thuộc vào quyết định của họ. Tuy nhiên, Tại Nhật Bản, giáo viên dạy học tại các trường công lập thị xã hoặc quận. Điều này có nghĩa là vị trí của họ có thể thay đổi hàng năm khi năm học kết thúc vào tháng Ba. Một giáo viên có thể dạy học tại trường trong một năm, mười năm, hoặc nhiều hơn. Tất cả phụ thuộc vào BOE nói riêng và những cách thức bí mật của họ, trong đó có rất nhiều bí mật.

 

Điều này có ý nghĩ gì với bạn:

 

Thay đổi nơi làm việc khá là khó khăn đối với ALT người mà đã có một thời gian khó khăn hình thành một mối quan hệ ràng buộc ở Nhật Bản. Nếu một làm viêc chung với một JTE thuận lợi, họ có thể không phải chuyển đi vào năm tới. Ngược lại, nếu có một JTE nào đó quá khó  hợp tác, bạn có thể không phải gặp họ toàn bộ thời gian khi bạn ở JET. Điều này chắc chắn là một điều lành, khiến bạn phải di chuyển liên tục và không ngừng gặp gỡ những con người mới.

 

Tổ Chức

 

7. Đồng phục và Quy tắc trang phục
 

Ở cấp tiểu học và mẫu giáo, mặc đồng phục là không bắt buộc. Ở lứa tuổi này, các trường học tư nhân có thể có đồng phục, nhưng hầu hết các trường tiểu học và mẫu giáo đều có về quy định về trang phục hơn việc bắt buộc mang đồng phục. Trang phục của trẻ em tiểu học và mẫu giáo buộc phải có một chiếc mũ màu vàng dễ thương và một chiếc cặp randoseru. Bắt đầu từ bậc trung học cơ sở, các học sinh đều phải mang đồng phục: áo khoác tối màu và quần đối với nam sinh, và áo thủy thủ và váy đối với nữ sinh. Quy định này tiếp tục có hiệu lực đối với trung học phổ thông dù ngày càng lên cấp học cao, đồng phục đều được thiết kế trở nên tinh xảo hơn.

 

Điều này có ý nghĩagì  với bạn:

 

Không có nhiều khác biệt về văn hóa. Trang phục của bạn sẽ được thiết kế bởi trường học và tổ chức. Đó có thể là một trang phục thường ngày với áo thun và quần tây hoặc trang trọng hơn là bộ vest. Tính ứng dụng của trang phục không tác động đến bạn nhiều. Nhưng ý nghĩa sau nó, khái niệm của sự đồng bộ, là rất quan trọng.

 

8. Năm học

 

Nếu bạn đến JET từ Mỹ như tôi thì khái niệm mùa “đến trường” có thể gợi nhớ đến lá vàng, thời tiết khó chịu và những ngày mùa hè. Điều đó không có ở Nhật. Trường học bắt đầu vào mùa xuân. Năm học Nhật Bản bắt đầu vào tháng 4 và kéo dài đến tháng 3 năm sau. Ví dụ như:

  • Học Kì I – Từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 7
  • Nghỉ hè – từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 8 (thường là 6 tuần)
  • Học Kì II – từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 12
  • Nghỉ đông – từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 1 (thường là 2 tuần)
  • Học kì III – từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 3
  • Nghỉ Xuân – từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 (thường 1 tuần)

Và lịch học này cứ tiếp diễn.

 

Tuy nhiên đây chỉ là lịch học mẫu, vì thời gian bắt đầu và kết thúc thay đổi tùy thuộc vào thời tiết hoặc các yếu tố khác. Nhưng đó cũng có thể là lịch học của trường học bạn sẽ học vào tương lai.

 

Điều này có ý nghĩa gì với bạn:

 

Là một thành viên của chương trình JET, bạn sẽ đến Nhật vào cuối mùa hè khi năm học đã trôi quá một nửa. Bạn sẽ được chào đón nồng nhiệt nhưng cũng có thể vào học giữa chừng khi mà các học sinh khác đã học qua 5 tháng. Điều này khiến việc chuyển trường trở nên khó khăn. Hãy lưu ý điều này khi bắt đầu cuộc sống mới ở Nhật. Hãy kiên nhẫn với bản thân và môi trường bạn sẽ học.

 

9. Cấp học

Cấp học ở Nhật một phần nào đó giống với 1 số nước nhưng lại có sự khác biệt nhỏ:

  •  Tiểu học: 1-6
  • Trung học cơ sở: 1-3
  • Trung học phổ thông: 1-3

Điều này có ý nghĩa gì với bạn:

 

Không có nhiều sự phàn nàn về vấn đề này. Tôi chỉ cung cấp thông tin cho các bạn. Trung học cở sở và phồ thông đều kéo dài ngắn hơn cấp Tiểu học.

 

10. Lớp học

 

Các lớp học thường đơn giản. Thay vì phải di chuyển từ phòng này đến phòng khác như ở Mỹ, các học sinh bản địa thường học ở lớp của học và giáo viên các môn sẽ đến đó dạy. Ngoại lệ là thể dục, các môn gia chính, âm nhạc, một số lớp khoa học hoặc các môn không thể học ở lớp. Học sinh thường học tại trường mà không đổi lớp. Họ ở trong lớp này, dọn dẹp, ăn kể cả trang trí lớp học. Điều này có lợi và hại, nhưng kết quả là giúp học sinh trở nên đoàn kết như một gia đình hơn. Mỗi lớp đều có một giáo viên chủ nhiệm, người mà sẽ theo dõi học sinh xuyên suốt kể cả đời sống thường ngày của học sinh như người bảo hộ. Việc này bao gồm cả việc đến thăm nhà, khoảng thời gian giáo viên sẽ gặp từng nhà và cha mẹ của học sinh.

 

Điều này có ý nghĩ gì với bạn:

 

Yếu tố “gia đình” trong các lớp học Nhật rất giống một gia đình: từ chức năng, vị thế,… Lớp học như là lãnh địa riêng của học sinh, vì vậy nắm giữ quyền lực mạnh hay yếu tùy thuộc vào lớp bạn sẽ học. Điều này không có nghĩa các lớp học thường “ vô vọng”, sâu xa hơn là sự sắp đặt. Kết quả dẫn đến tăng tính kết nối, điều mà JTE và các lớp học khác không đạt được.

 

11. Giày dép

 

Văn hóa “không mang giày vào nhà” cũng phổ biến ở trường, nơi mà các học sinh có tủ đồ hoặc nơi để giày dép của mình vào lối vào. ( Dù vây, ở đây không có tủ đồ để sách học. Học sinh để sách và các vật dụng cá nhân ở trong lớp học).

 

Ngoài ra tủ đựng giày dép đi học, trường học cũng có nơi để giày thể thao với mục đích giữ các tấm ván sạch bóng.

 

Điều này có ý nghĩa gì với bạn:

 

Bạn cũng sẽ phải cởi giày để ngoài trời trước khi vào làm việc. Mua một đôi giày thoải mái đi trường vì bạn sẽ phải mang chúng hơn 8 giờ mỗi ngày. Đừng sợ chi một số tiền để đặt mua một đôi giày trên Amazon. Tôi bắt đầu công việc ở JET với một đôi giày đi ở trường giá rẻ $ 20 trong vòng một tháng. Hãy chọn đôi nào đi thật thoải mái. Cột sống của bạn sẽ cảm ơn bạn vì điều đó đấy.

 

Hoạt động

 

12. Giờ ăn trưa

 

Các trường học ở Nhật Bản không có căn tin và học sinh ăn ở trong phòng học. Họ có thể ăn cơm trưa do trường cung cấp (gọi là 給食 (kyuushoku)) hoặc mang theo cơm hộp từ nhà. Đồ ăn vặt không được mang đến trường kể cả nước ép trái cây. Tuy nhiên, luật lệ này không ngăn cản các học sinh hư nhai nhóp nhép bánh kombini lấy ra từ cặp, vì vậy đừng quá ngạc nhiên khi ban thấy quy định bị phá vỡ.

 

Điều này có ý nghĩa gì với bạn:

 

Kể cả giáo viên cũng không được mang đồ ăn vặt. Sẽ rất bất mãn nếu bạn đến từ một nền văn hóa nơi giáo viên có đặc quyền còn học sinh thì không. Kể cả khi bạn không hiểu lý do, hãy cố gắng chấp nhận nó như một điều hiển nhiên (hãy lén ăn kitkat trà xanh từ bàn khi không ai chú ý).

 

13. Trực nhật

 

Các trường học Nhật không có nhân viên dọn vệ sinh. Thay vào đó họ lập ra thời gian nhất định để học sinh dọn vệ sinh trường. Hoạt động này gọi là お掃除 (osouji). Đây là phương pháp Pikmin để dọn dẹp. Trong khi việc dọn dẹp sạch sẽ phụ thuộc vào độ siêng năng của mỗi học sinh, hoạt động này đã giúp học sinh học được việc chịu trách nhiệm. Ngoài ra, trường học cũng thường mở các bài nhạc kì quái vào thời gian này để tạo không khí vui vẻ.

 

Điều này có nghĩa gì với bạn:

 

Bạn có thể bắt buộc hoặc không bắt buộc tham gia việc trực nhật, nhưng hãy cố gắng tham gia nếu có thể. Đây là một trong những hoạt động giúp bạn cảm thấy tốt hơn mặc dù ban không muốn làm tí nào. Chưa kể, giờ trực nhật giúp bạn có thời gian nghỉ ngơi và sẽ giúp bạn thân thiện với các bạn học hơn.

 

14. Các hoạt động câu lạc bộ

 

Một trong những slogan khá hay của trường học Nhật Bản có thể là ” Đến trường vì bắt buộc, ở lại vì các câu lạc bộ”. Cho dù thái độ của học sinh có như thế nào, nhưng câu chuyện về câu chuyện về câu lạc bộ là một câu chuyện khác. Sau thời gian học hành, câu lạc bộ giúp các đứa trẻ chạy nhảy, vui chơi, xay dựng, hoàn thành và làm mọi thứ trừ việc học. Trường học trở nên thành 1 nơi khác sau giờ học. Và tham gia cau lạc bộ sẽ rất có ích cho bạn.

 

Điều này có nghĩa gì với bạn:

 

Không có sự đấu đá giữa các clb. Các clb giúp phát triển cá nhân và sự đoàn kết. Không chỉ với tư cách là một chuyên gia đang giúp đỡ một “cộng đồng”, “cộng đồng” này cũng sẽ giúp đỡ bạn.

 

15. Lễ hội trường học

 

Trường học nhật bản có 2 lễ hội chính: ngày hội thể thao và ngày hội văn hoá. Có lẽ sẽ có rất nhiều lễ hội khác nhưng đây là 2 lễ hội lớn bạn cần quan tâm.

  • Ngày hội thể thao: thường tổ chức vào cuối hè, ngày hội thể thao hay 運動会 (undoukai) được tổ chức cả ngày hay 2 buổi thi chạy, nhảy cao và các sự kiện khác. Đó là cơ hội để làm quen thêm bạn và thêm đoàn kết.
  • Ngày hội văn hoá: định nghĩa về lễ hội này hơi mơ hồ, có thể hiểu là MEXT như ” lễ hội để nhằm tăng cường sự động viên” . Nó còn có thể có tên là Triển lãm cuộc sống hằng ngày, triển lãm việc học, ngày hội trường. Các lớp học sẽ trở thành các quán cà phê hoặc địa điểm tổ chức vui chơi. Học sinh sẽ biểu diễn hoặc bán đồ ăn. Mọi thứ hầu như sẽ diễn ra tại đây cũng như nó giúp tăng cường động lực.
  • Lễ hội ca nhạc: học sinh sẽ hát. À, hầu như họ chỉ hát. Điều này có nghĩa: Ngoài các ngày nghỉ, bạn hãy làm việc, tổ chức sự kiện và tham gia các ngày hội. Các lễ hội như buổi nghỉ giữa giờ học. Ngoài ra còn có enkai sau đó.

Điều này có nghĩa gì với bạn:

 

Ngoài các ngày nghỉ, bạn hãy làm việc, tổ chức sự kiện và tham gia các ngày hội. Các lễ hội như buổi nghỉ giữa giờ học. Ngoài ra còn có enkai sau đó!

 

16. Enkai

 

Là học sinh thì không thể làm việc này. Enkai là một trong các học động bổ ích khi làm giáo viên và bạn có thể đi lúc nào cũng được.

 

Điều này có nghĩa gì với bạn:

 

Ăn uống và hát karaoke. Enkai là hoạt động quan trọng để nâng cao kinh nghiệm giáo viên. Nếu bạn cảm thấy lạc lõng ở trường, hãy đi enkai. Nó sẽ không giải quyết hết vấn đề của bạn nhưng sẽ giúp đỡ một phần nào đó. Ít nhất bạn được ăn các món ăn và rượu ngon.

 

Enkai có thể rất mắc, lên đến hơn ¥10,000. Nếu số tiền lên đến nhiều số 0, ban có thể trốn. Nếu bạn không thể chi trả nó, hãy từ chối. Tuy nhiên tiền lương JET khá cao và số tiền bạn để giành không quý bằng kinh nghiệm bạn sẽ mất đi. Enkai có thể diễn ra giữa đồng nghiệp trong công ty, hoặc giữa các cộng tác trong làm ăn. Nếu ban được mời đến enkai, ban là một phần của nhóm và càng nhiều nhóm bạn tham gia, càng có lợi cho bạn.

 

17. Các buổi lễ

 

Ai mà không thích các ngày lễ ? Nhật Bản có thể sẽ không thích lắm. Thường có các lễ kỉ niệm diễn ra vào đầu và cuối học kì. Nhưng không gì lớn hơn: Lễ nhập học và Lễ tốt nghiệp.

 

Lễ nhập học hoặc 入学式 (nyuugakushiki) là lễ vô cùng quan trọng với học sinh, nhưng quan trọng hơn đối với cha mẹ. Học sinh lớp lớn sẽ giúp các em nhỏ tìm lớp học nói học sẽ gặp giáo viên chủ nhiệm và bạn học. Cha mẹ sẽ đến trước phòng thể dục, nơi mà học sinh sẽ đến sau. Và buổi lễ bắt đầu: giới thiệu, bài hát, bài hát của trường, nhiều bài diễn thuyết,bài diễn thuyết, và có lẽ là diễn thuyết. Cha mẹ sẽ chụp ảnh và chính sửa tóc tai cả ngày. Mặc dù nó khô khan hơn buổi lễ ở phương tây, lễ nhập học không như các buổi tập trung của trường học khác.

 

Lễ tốt nghiệp hay 卒業式 (sotsugyoushiki) cũng như lễ nhập học nhưng nghiêm túc hơn nữa. Một lần nữa, sẽ có bài hát của trường, quốc ca, các bài hát khác, các bài hát khác và nhiều bài diễn thuyết. Dĩ nhiên, học sinh sẽ lên bục nhận bằng và sẽ khóc trong phòng thể dục. Có lẽ đây là buổi lễ tốt nhất vì cảm xúc rất cao và nó ít khô khan và có ý nghĩa hơn.

 

Điều này có nghĩa gì với bạn:

 

Lễ khai giảng và bế giảng mối năm học là ngồi nghe các bài diễn thuyết trong phòng thể thao. Lễ nhập học và lễ tốt nghiệp là cơ hội để bạn trải nghiệm 1 phần văn hoá quan trọng của Nhật Bản. Phải, nó vẫn là vô số các bài diễn thuyết và bài hát nhưng là diễn thuyết và bài hát mọi người cùng tham gia.

 

Lưu ý, hãy chú ý đến giáo viên chủ nhiệm ngồi bên bạn hoặc cố gắng ngồi càng xa họ càng tốt. Suốt buổi lễ, giáo viên chu nhiệm có thể ngồi hoặc đứng, tuỳ vào thái độ của bạn.

 

Khi nhắc đến phần âm nhạc của buổi lễ, hãy ráng học thuộc bài hát trường. Mỗi trường học ở Nhật đều có bài hát riêng. Sẽ rất vui nếu cùng hát với giáo viên, học sinh và cảm giác cố gắng của bạn. Trường của tôi khá khó để hòa nhập nhưng tôi nhận ra bài hát của trường rất có ích trong việc tăng sự động viên.

 

Máy móc – thông dụng và kì lạ.

 

18. Toilets

 

Thường thì có những nhà vệ sinh lớn ở mỗi tầng với độ hiện đại khác nhau. Phổ biến nhất là bồn vệ sinh sàn, mặc dù phòng vệ sinh cho sinh viên có thể có bồn vệ sinh kiểu phương Tây.

 

Điều này có ý nghĩa gì với bạn?

 

Nếu bạn cần đi vệ sinh trong khi giảng bài ở tầng 3,  cách xa so với buồng vệ sinh giáo viên, có khả năng là bạn phải dùng buồng vệ sinh của học sinh. Ban đầu, bồn vệ sinh sàn nhìn có vẻ khó sử dụng hoặc kì lạ, nhưng mà tư thế ngồi lại tự nhiên hơn cho cơ thể con người hơn là ngồi thẳng đứng so với bồn vệ sinh phương Tây.

 

19. Hệ thống sưởi và làm mát

 

Trường học Nhật Bản thường thì không có máy điều hòa, mặc dù đã có nỗ lực đặt ra để có máy điều hòa trong trường. Trong phòng giáo viên, có thể có những thiết bị làm mát và sưởi ấm, thế nhưng những thiết bị này lại không được tiện lợi cho lắm. Nếu trường của bạn có hệ thống điều hòa, bạn vẫn không thể sử dụng nó, bởi giáo viên và học sinh phải bình đẳng. Cho dù học sinh có nghỉ ngày 29 tháng 6, bạn vẫn không được phép. Việc sử dụng máy điều hòa được tuyên bố bởi Bộ Giáo Dục, và trường học nói chung không được phép dùng hệ thống này cho đến ngày 1 tháng 7. Tất cả điều này đều xuất phát từ chiến dịch “cool biz” từ năm 2005 để giảm số lượng điện tiêu thụ ở Nhật vào mùa Hè. Mặt tích cực ở đây là mỗi ngày Hè là một ngày thứ 6 bình thường!

 

Trường có thể có hoặc không có hệ thống sưởi. Nếu có, nó sẽ là dạng dầu lửa ở mỗi lớp học, khi mà mọi lớp phải mở cửa sổ để không ai bị chết ngạt bởi khói. Điều này nghe có vể khác thường, nhưng mà việc mở cửa sổ đảm bảo vi trùng cảm cúm bị cuốn ra ngoài thay vì phảng phất trong lớp. Mặc dù có nhiều điều lợi và hại với phương pháp mở cửa sổ vào mùa Đông, phương pháp này lại phổ biến ở Đông Á nên nó sẽ còn được áp dụng về sau.

 

Điều này có ý nghĩa gì với bạn?

 

Điều này có thể có nghĩa ít nhiều đối với bạn phụ thuộc vào cách bạn nhìn nhận lạnh và nóng. Nhiều khả năng là bạn có thể tương thích hơn với một bên và không nhiều lắm với bên còn lại.

 

Đối phó với cái nóng là mặc đồ bình thường (không quá bình thường) như mọi ngày trong tuần. Nó gần như là một sự giải lao nhẹ nhàng cho những bộ quần áo lịch thiệp hàng ngày. Cả ngôi trường sẽ thay đổi không khí theo một cách dễ chịu hơn. Mặt tiêu cực là trời sẽ cực kì nóng. Mặt tích cực là bạn sẽ tham gia vào truyền thống chịu nhiệt của người Nhật. Ban đầu, có thể rất khó chịu, nhưng bạn không phải là người duy nhất. Trời nóng quá tệ khi so sánh với việc mọi người khác đều đang hưởng thụ trong chiếc Escalades của họ. Nhưng lại dễ chịu hơn một cách kì lạ khi mà mọi người đều chịu đựng cái nóng.

 

Đối mặt với cái lạnh, ta phải mặc thêm nhiều lớp quần áo nữa. Bản thân tôi thì không thích cái lạnh, thế nên mùa đông đầu tiên của tôi với cái của sổ mở như là tra tấn. Nhưng một khi tôi biết cách mặc thêm lớp (quần áo giữ nhiệt), mùa Đông trở nên thú vị hơn. Nhật Bản có cả truyền thống chịu lạnh nữa, điều này sẽ làm bạn gần gữi hơn với học sinh và đồng nghiệp.

 

20. Công nghệ

 

Trường học Nhật thường thì không có nhiều công nghệ cồng kềnh trong lớp, mặc dù một số quận lớn đang thí nghiệm với kết quả cả tốt lẫn xấu. Phòng của giáo viên có thế có 1 đến 2 mấy tính, máy in, máy sao chép và máy fax. Nhưng đó lại có thể là sức mạnh của trường bạn trong tương lai. Công nghệ duy nhất ở lớp học Nhật là thứ công nghệ bạn mang theo mình.

 

Mặc dù tất cả những gì tôi vừa viết, tôi sẽ nói ngược lại rằng trường của tôi, trong khi rất “inaka” (nông thôn, ngoại thành) và ít hoạt động, lại có máy tính và máy chiếu ở mọi lớp học. Như mọi người đều nói, mọi tình huống đều khác nhau.

 

*Ghi chú bên lề: Nếu bạn cực kì may mắn, trường của bạn sẽ có một phòng với bảng điều khiển khổng lồ dành riêng cho việc ghi âm băng cát-sét. Những thứ đó thì cực tuyệt.

 

Điều này có ý nghĩa gì với bạn?

 

Cái gánh nặng bổ trợ slideshow, video, âm thanh, và các phương diện khác phụ thuộc vào bạn. Cơ mà ngay cả khi nếu bạn có một cái iPad để mang đến lớp, cái màn hình chỉ to đến mức đấy và không phải là thứ bạn muốn truyền quanh lớp. Điều này nghĩa là bài giảng của bạn sẽ kết thúc một cách y hệt. Thật là khó chịu cho những ai hay dựa dẫm vào công nghệ (tự chỉ vào bản thân mình). Nhưng mà những sự gò bó này, tuy không vui, nhưng giúp nảy nở tính sang tạo.

 

Tìm hiểu sự khác nhau giữa trường học của Nhật và Mỹ

 

Mặc dù trường học Nhật đôi khi có vẻ như bị đảo ngược, thực tế thì tất cả những điểm đó là một phần của một hệ thống không hoàn chỉnh nhưng được vận hành hết năng suất, cái chuẩn bị cho 10 triệu con người trong 1 năm. Nhớ rằng trong khi một số thứ có thể được cải thiện, hầu hết đang hoạt động ổn định. Hơn nữa, một số thứ trong lớp học của Nhật lại tốt hơn so với ở các nước khác. Hãy xem qua giai thoại của nhà tâm lý học người Mỹ, Jim Stigler.

 

Trong khi tham quan một lớp học ở Nhật, Stigler quan sát học sinh Nhật cố gắng vẽ 1 khối lập phương 3D với độ thành công khác nhau. Giáo viên chọn một học sinh đang vất vả lên bảng để vẽ. Sau một lần cố gắng không hoàn thiện, người giáo viên hỏi cả lớp xem học sinh đó làm đúng không. Cả lớp trả lời, “không.”

 

Stigler bị làm cho khiếp sợ thay cho cậu học sinh, nhưng câu ta đã không bị lúng túng. Thay vào đó, cậu ta tiếp tục vẽ cho đến cuối tiết học, khi mà người giáo viên hỏi lại xem cậu ta đã làm đúng không. Cả lớp trả lời, “đúng” và cậu học sinh trở về chỗ đầy vẻ thắng lợi.

 

Chuyện gì đã xảy ra? Stigler giải thích:

 

“Tôi nghĩ là vào những ngày đầu [ở Mỹ] chúng ta xem sự vất vả và vật lộn như là sự kém thông minh. Đó là dấu hiệu của việc thiếu khả năng – nhưng người thông minh không phải vất vả hay vật lộn gì cả, họ chỉ đơn thuần là hiểu, đó là lý thuyết chung. Trong khi ở Châu Á, người ta xem sự vất vả như là một cơ hội.”

 

Câu học sinh được cho phép vất vả mà không bị phê phán. Có thể sẽ khó mà nhận ra được những nhận thức này khi không có một giáo sư tâm lý. Nhưng mà hãy tiếp tục đọc và tìm hiểu về Nhật và nền giáo dục Nhật trong khoảng thời gian bạn ở JET. Hiểu được những điều này làm cho cuộc sống đơn giản hơn nhiều. Bạn không cần phải lúc nào cũng đồng tình, chỉ là nó giúp bạn hiểu sâu hơn những ý nghĩa đằng sau cái thực tế mà bạn đang sống.

 

Nguồn: Scholarshipplanet

Share.

Leave A Reply