3 câu hỏi thường gặp khi muốn tìm việc làm thêm tại Anh

0

Sẵn sàng du học – Học tập tại Anh, bạn có thể làm việc bán thời gian để kiếm thêm tiền. Nhưng để có thể làm việc được bạn cũng cần tuân thủ những quy định riêng tại Anh đấy.

viec-lam-them-o-uc-ssdh

3 câu hỏi thường gặp khi muốn tìm việc làm thêm tại Anh – Nguồn Internet

Vừa đi học vừa làm việc bán thời gian có thể là một cách hay để kiếm thêm thu nhập, trải nghiệm một khía cạnh khác của cuộc sống ở Anh và gặp gỡ những người mới. Tuy nhiên, trước khi xin việc làm đối với việc học và đời sống xã hội của bạn.

Đạt được bằng cấp và thành công với khoá học của mình sẽ là ưu tiên hàng đầu của bạn khi học tập tại Anh và bạn sẽ giành phần lớn thời gian của mình để đến giảng đường, học và ôn tập. Vừa học vừa làm sẽ gây thêm áp lực cho bạn và bạn có thể thấy mình hơn chả còn mấy thời gian để thư giãn và giao lưu với bạn bè. Vì vậy bạn hãy bắt đầu bằng việc hỏi chính bản thân mình xem bạn có cần đi làm không, bạn có muốn đi làm không và có những quy định nào về quyền làm việc của bạn.

1. Bạn có cần đi làm không?

Một điều quan trọng cần nhớ là bạn không thể dựa vào thu nhập sẽ kiếm được từ việc làm thêm bán thời gian để chứng minh khả năng chi trả học phí và chi tiêu sinh hoạt của mình. Trước khi sang Anh, bạn phải chứng minh rằng bạn có đủ tài chính cho việc học tập và sinh hoạt nếu bạn có làm bất kỳ công việc gì thì cũng chỉ là kiếm thêm tiền tiêu vặt thôi. Pháp luật qui định nếu là sinh viên, bạn chỉ được làm việc bán thời gian tối đa 20 giờ trong một tuần trong kỳ học.

2. Bạn có cần thị thực đặc biệt để làm việc tại Anh không?

Các sinh viên đến từ một quốc gia thuộc khu vực kinh tế châu Âu (EFA) hoặc Thụy Sĩ không cần có thị thực đặc biệt và được tự do làm việc bao nhiêu tuỳ thích. . Những sinh viên không thuộc các nước EFA như Việt Nam, chỉ được phép làm việc trong thời gian rảnh khi đang đi học. Nhưng trong các kỳ nghỉ, bạn có thể làm việc toàn thời gian.

3. Tìm việc ở đâu?

Có nhiều nơi để tìm việc bán thời gian ngay trong hoặc trong trường của bạn. Bạn có thể xem các bảng thông báo quanh trường mình, tìm trong các báo địa phương, ở trung tâm việc làm và tại văn phòng tư vấn nghề nghiệp của trường. Hiện nay nhiều trường đã có “quầy việc làm” của riêng trường để dán thông báo về những công việc bán thời gian hoặc làm việc trong kỳ nghỉ và đôi khi các “quầy” này còn cho ra bản tin giới thiệu việc làm.

Văn phòng dịch vụ tư vấn nghề nghiệp cũng có thể đưa ra nhiều thông tin và lời khuyên về việc làm, đào tạo và học nâng cao (gồm cả những cơ hội sau khi tốt nghiệp, giấy phép làm việc và những cơ hội để lấy kinh nghiệm làm việc). Dịch vụ này cũng giúp bạn một cách thiết thực để tìm việc và xin việc.

Bạn không được phép làm việc quá 20 giờ/một tuần trong kỳ học chính khoá, trừ trường hợp công việc đó là một chỗ làm thực tập đã được thoả thuận trước hoặc là chương trình thực tập bắt buộc của khoá học do nhà trường thu xếp.

Có nhiều việc làm bán thời gian với giờ làm khá linh hoạt và bạn kiếm thêm một ít tiền trong khi đang học. Hãy để mắt tới những việc ở cửa hàng, quán rượu, quán ăn hoặc hãy nghĩ về một chỗ làm thực tập với một chủ lao động. Thường thì cách tốt nhất để tìm việc làm tại địa phương là xỏ giày đi bộ vào, nở một nụ cười, rồi với hồ sơ cá nhân (CV) trong tay bạn hãy đi dạo quanh các cửa hàng để xem có cơ hội việc làm nào không.

thu-le

Thu Lê với công việc “ôm máy tính ra tiền” – Nguồn nuocanh.net

Mức lương làm theo giờ là khác nhau nhưng thường là từ 4 bảng Anh đến 8 bảng Anh một giờ. Nếu bạn làm việc trong quán rượu hoặc quán ăn thì lương của bạn có thể thấp hơn nhưng lại cũng lại được tiền “boa”. Nếu làm trợ lý thư viện hoặc giúp việc trong cửa hàng, lương cơ bản có thể cao hơn chút ít nhưng lại không có tiền “boa”. Mức lương làm theo giờ là khác nhau, tuỳ theo bạn làm công việc gì và bạn ở vùng nào trên đất Anh. Nên nhớ bạn sẽ được trả lương cao hơn ở London nhưng chi phí sinh hoạt và học tập của bạn cũng sẽ lại cao hơn.

Cho tới nay, phần lớn các sinh viên theo học các khoá lấy bằng thấy khá khó khăn trong việc xin phép ở lại Anh để làm sau khi học xong (trừ những trường hợp đào tạo chuyên nghề hoặc chuyên khoa, hoặc để lấy kinh nghiệm làm việc trước khi về nước)

Tuy nhiên, chính phủ Anh đã xem xét lại chính sách của mình và đã có một số thay đổi tạo thuận lợi hơn cho sinh viên ở lại để làm việc. Những sinh viên đã hoàn thành các khoá lấy bằng tại Anh và những người đã được cơ quan tuyển dụng lao động xin giấy phép làm việc thì có thể chuyển sang làm việc mà không buộc phải rời khỏi nước Anh một thời gian trước khi đi làm. Nhữngquy định đặc biệt mà trước đây vẫn luôn được áp dụng cho những người hành nghề bác sỹ, nha sỹ, và y tá thì hiện vẫn tiếp tục được áp dụng.

Thái Hải (SSDH) –  Theo duhocanh

Share.

Leave A Reply