4 điều sinh viên cần biết để bảo vệ bản thân khỏi trộm cắp

0

Sẵn sàng du học – Để giúp đỡ sinh viên quốc tế đang lo lắng vì sự an toàn và phúc lợi của chính họ, cảnh sát bang Victoria đã đưa ra những lời khuyên cho sinh viên để họ có thể tự bảo vệ mình khỏi những mối nguy hiểm kia, đặc biệt là trong thời gian thi cử, sinh viên thường thức khuya tại thư viện trong trường.

ssdh-sinh-vien4

những mối lo ngại đối với sự an toàn của sinh viên. Cảnh sát bang Victoria đã xác nhận rằng có vài sinh viên xác nhận họ mang quốc tịch Trung Quốc, thêm nữa, một báo cáo năm 2011 của Viện nghiên cứu tội phạm Úc cho biết sinh viên Ấn Độ là những người có nguy cơ cao nhất trở thành nạn nhân của các vụ trộm cắp.

Để giúp đỡ sinh viên quốc tế đang lo lắng vì sự an toàn và phúc lợi của chính họ, cảnh sát bang Victoria đã đưa ra những lời khuyên cho sinh viên để họ có thể tự bảo vệ mình khỏi những mối nguy hiểm kia, đặc biệt là trong thời gian thi cử, sinh viên thường thức khuya tại thư viện trong trường.

Bảo vệ tài sản của mình

Laptop, điện thoại và những thiết bị học tập là những tài sản có giá trị, vì vậy đây là những mục tiêu mà kẻ trộm nhắm tới. Vì vậy, hãy đảm bảo những tài sản đó không bị kẻ khác nhìn thấy, bằng cách luôn cất điện thoại trong túi áo, để laptop cùng các thiết bị học tập khác trong cặp xách.

Bên cạnh đó, nếu bạn lái xe hoặc được bạn chở đến thư viện, hãy cất những tài sản đó trong cốp xe.

Trong mọi trường hợp, bạn không bao giờ được lơ là với những tài sản cá nhân của mình, bởi kẻ trộm luôn nhanh hơn bạn nghĩ.

Cảnh giác với mọi thứ xung quanh

Ngày nay, chúng ta chẳng xa lạ gì với hình ảnh mọi người chăm chú nhìn điện thoại trong khi đi bộ, tuy nhiên, nếu vào buổi tối, thì bạn sẽ có nguy cơ cao bị cướp giật, đặc biệt là khi bạn đang đeo tai nghe và không hay biết gì về xung quanh.

Ánh sang từ màn hình điện thoại chính là dấu hiệu cho những tên cướp nhận ra bạn đang mất cảnh giác với mọi thứ xung quanh.

Lần sau nếu bạn đi trên trường hay ở trong trường, nơi không có người xung quanh, thì cũng đừng nên dung điện thoại để check thông báo, hãy giữ chúng khỉ tầm mắt của kẻ gian, tốt nhất là hãy cất nó trong túi. Hoặc khi nghe nhạc, hãy chỉ nghe bằng một tai để bạn vẫn có thể cảnh giac được nếu có ai đang tiếp cận bạn từ phía sau.

ssdh-sinh-vien2

Tránh xa những mối nguy hiểm

Bạn nên nhớ rằng lối tắt đến thư viện có thể dẫn đến nguy hiểm cho bản thân bạn. Nếu đang ở ngoài vào ban đêm, hãy chọn con đường nào quen thuộc với bạn nhất, có ánh sang đầy đủ và càng đông dân cư càng tốt.

Tránh những nơi mà bạn khó có thể nhận được sự giúp đỡ khi gặp nạn. Đặc biệt như đường tối, công viên xa khu dân cư hoặc bất cứ đâu có thể đe dọa tới sự an toàn của bạn.

Cần biết và nên cho người khác biết

Nếu bạn có ý định ra ngoài đến đêm khuya, thì sẽ tốt hơn nếu bạn chuẩn bị một kế hoạch cụ thể và nói cho người khác biết bạn sẽ đi đâu, đi và về bằng phương tiện gì.

Phải hiểu rõ cung đường mình đi và báo cho những người thân thiết như bạn bè, nhóm chat, …Nếu có việc gì xảy ra với bạn, họ sẽ biết bạn có thể ở đâu và báo cảnh sát thay bạn.

Đảm bảo những số liên lạc của người thân được lưu trong điện thoại để bạn có thể gọi ngay cho họ trong trường hợp khẩn cấp.

Người dịch: Hải Yến (SSDH)

Share.

Leave A Reply