5 kiểu người “khó ưa” phổ biến nhất khi làm việc nhóm!

0

Sẵn sàng du học – Mỗi thành viên là một mảnh ghép, một tính cách khác nhau. Trong quá trình làm việc nhóm, việc xuất hiện những mâu thuẫn hay bất đồng ý kiến là điều không thể tránh khỏi.

ssdh-sinh-vien

1. Thành viên lười

Nhận diện: Đây là những người không thích làm việc. Thay vào đó, họ thích đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Họ chẳng mấy khi đưa ra ý kiến đóng góp vào công việc chung, deadline với họ không hề có nghĩa lý gì.

Cách giải quyết: Đừng dung túng cho sự lười biếng, hãy học cách từ chối khi được nhờ vả làm hộ, rõ ràng rằng bạn đã quá bận để có thể gánh thêm công việc của một người. Thay vào đó giao cho họ những nhiệm vụ nhỏ với hạn hoàn thành gấp rút và liên tục đốc thúc.

2. Thành viên "nhiệt tình nhưng phá hoại"

Nhận diện: Đây là những người làm việc chăm chỉ, nhưng lại không có năng lực phù hợp với công việc được giao. Họ không thể đưa ra những quyết định khó và luôn phải cần tới sự khích lệ, tư vấn của những người xung quanh.

Cách giải quyết: Hãy tập trung vào những gì mà những thành viên kiểu này có thể làm, thay vì những gì họ không thể. Nếu có thời gian để giúp đỡ, hãy hướng dẫn cách làm việc thay vì làm thay cho họ.

3. Thành viên chỉ tay năm ngón

Nhận diện: Đây là một kiểu nhân viên lười biếng thú vị, là bởi vì họ rất nỗ lực để không động tay vào việc gì cả. Kể cả khi không ở vị trí quản lý, thì họ cũng không ngừng đẩy việc sang cho người khác.

Cách giải quyết: Kiểm tra họ thường xuyên và nắm khối lượng công việc của họ. Phân công công việc cụ thể bằng cách nói thẳng rằng họ chỉ được giao công việc đó mà thôi.

4. Thành viên "Ninja bí hiểm"

Nhận diện: Các thành viên này đôi khi chỉ có mặt khi chia nhóm và khi đánh giá kết quả, còn những lúc xây dựng kế hoạch và làm việc hiển nhiên họ lặn mất tăm.

Cách giải quyết: Đây luôn là một trong những thành viên khó khăn nhất để kỷ luật, vì họ luôn đưa ra được những lý do chính đáng. Vì thế, bạn nên đặt mốc thời gian xác định rõ ràng cho họ, và nhắc họ tuân theo một cách nghiêm túc.

4. Thành viên "Ninja bí hiểm"

Nhận diện: Các thành viên này đôi khi chỉ có mặt khi chia nhóm và khi đánh giá kết quả, còn những lúc xây dựng kế hoạch và làm việc hiển nhiên họ lặn mất tăm.

Cách giải quyết: Đây luôn là một trong những thành viên khó khăn nhất để kỷ luật, vì họ luôn đưa ra được những lý do chính đáng. Vì thế, bạn nên đặt mốc thời gian xác định rõ ràng cho họ, và nhắc họ tuân theo một cách nghiêm túc.

Cá Domino (SSDH) – Theo kenh14

Share.

Leave A Reply