7 điều thú vị về series truyền hình về y tế: Grey’s Anatomy

0

Sẵn sàng du học – "Grey's Anatomy" không chỉ đơn thuần là một loạt phim truyền hình ăn khách mà còn là một phần trong đời sống của người Mỹ.

Ra mắt từ năm 2005, Grey's Anatomy (Tạm dịch: Ca Phẫu Thuật Của Grey) là một trong những loạt phim truyền hình hiếm hoi đạt đến con số 15 mùa mà vẫn giữ được sự yêu thích của khán giả. Phim xoay quanh một nhóm bác sĩ, y tá và bệnh nhân tại một bệnh viện thuộc thành phố Seattle.

Xuyên suốt các tập, người xem dần khám phá những công việc nặng nhọc, các mối quan hệ hay cuộc sống cá nhân của những người làm việc hoặc chữa trị ở nơi đây. Trải qua 15 năm phát sóng, tác phẩm đã trở thành một phần đời sống của khán giả với hàng loạt chi tiết thú vị nhờ số lượng tập phim khổng lồ.

1. Bộ phim truyền hình về y tế dài nhất lịch sử

ssdh-grey's-anatomy

Vào sáng ngày 01/03, Grey's Anatomy đã trở thành loạt phim về y tế dài nhất mọi thời đại với 332 tập. Thành tích này giúp phim vượt qua series cùng đề tài là ER ra mắt năm 1994 với chỉ 331 tập. Hiện, Grey's Anatomy đang xếp thứ 15 trong tổng số những loạt phim truyền hình dài nhất lịch sử. Tuy nhiên, tác phẩm sẽ nhanh chóng vượt lên khi vẫn đang được trình chiếu cũng như đặt hàng trước cho mùa 16.

2. Bộ phim đa dạng chủng tộc

 

ssdh-grey's-anatomy2

 

Để một tác phẩm nhận được sự yêu mến của đông đảo cần rất nhiều yếu tố, trong đó sự đa dạng chủng tộc là vô cùng cần thiết trong bối cảnh nước Mỹ rối ren hiện nay. Ekip Grey's Anatomy đã sử dụng phương pháp color-blind casting (tạm dịch: Tuyển chọn mù màu) để chọn diễn viên theo tiêu chí hợp vai chứ không hề quan tâm đến giới tính, màu da hay sắc tộc. Nhiều bom tấn hiện nay cũng sử dụng phương pháp này như Deadpool 2 (2018) khi cho nữ diễn viên da màu Zazie Beetz và cậu bé thổ dân Mãori Julian Dennison vào vai Domino và Firefist – hai nhân vật da trắng trong nguyên tác.

3. Số đề cử nhiều không kể xiết

 

ssdh-grey's-anatomy1

Sau 15 năm phát sóng, số đề cử mà Grey's Anatomy nhận được phải lên đến xấp xỉ 3 chữ số, trong đó có 10 Quả cầu Vàng và 38 giải Emmy hạng mục Phim truyền hình xuất sắc cũng như diễn xuất của Patrick Dempsey, Sandra Oh, Ellen Pompeo và Katherine Heigl.

4. Các kiến thức và thủ thuật y tế đều là thật

Thay vì "chém gió" để tạo kịch tính theo ý thích, ekip Grey's Anatomy thuê các bác sĩ và chuyên gia y tế về tư vấn cho đội ngũ biên kịch. Do đó mà các thuật ngữ, kiến thức hay mẹo vặt về sức khỏe trong phim đều rất hữu ý. Theo trang Hollywood Reporter, một bé gái 10 tuổi đã cứu sống mẹ mình khi bà lên cơn hen nhờ làm theo các bước hồi sức tim phổi trong Grey's Anatomy.

5. Có đến 2 phần ăn theo đã được thực hiện

Ngoài loạt phim chính, ekip Grey's Anatomy còn thực hiện thêm 2 phần ăn theo là Private Practice – theo chân nữ bác sĩ Addison Montgomery (Kate Walsh) đến một phòng khám tại California – kéo dài 6 mùa và Station 19 với nhân vật chính là Ben Warren (Jason George) bỏ nghề bác sĩ sang làm lính cứu hỏa.

6. Bộ phim nâng cao ý thức sức khỏe cộng đồng

Can't Fight This Feeling là tập phim dựa trên câu chuyện có thật của một phụ nữ tìm cách chữ trị hội chứng Kawasaki hiếm gặp cho con trai. Căn bệnh này khiến các mạch máu trong cơ thể bị viêm, tuy không gây nguy hiểm tức thời nhưng biến chứng lâu dài thì cực kì nghiêm trọng. Nhờ tập phim trên mà các bác sĩ bắt đầu thực hiện nhiều bảng tin mỗi năm để giúp người dân sớm phát hiện và chữa trị hội chứng Kawasaki.

7. Ellen Pompeo là nữ diễn viên truyền hình chính kịch có lương cao nhất

 

 

ssdh-ellen-pompeo

Nhờ độ ăn khách của loạt phim mà nữ chính Ellen Pompeo nhận được hợp đồng khổng lồ tới 20 triệu USD/năm với đài ABC, tức 575,000 USD/tập. Theo các biên kịch, phim sẽ chỉ kết thúc khi nào cô không tiếp tục muốn đóng nữa mà thôi.

Cá Domino (SSDH) – Theo kenh14

Share.

Leave A Reply