Ấn Độ dẫn đầu châu Á về nhà khoa học và kỹ sư nhập cư ở Mỹ

0

SSDH – Những người sinh ra Ấn Độ chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những người gốc châu Á theo đuổi ngành khoa học và kỹ thuật ở Mỹ.

 ky%20su%20an%20do.jpg

 

Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Thống kê Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia (NCSES) thuộc Quỹ Khoa học Quốc gia, trong năm 2013, có gần 1 triệu người Ấn Độ trong tổng số 2,96 triệu người châu Á đang chọn Mỹ là điểm đến trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. So với năm 2003, con số đó đã tăng đến 85%.

 

Sau một thập niên, số nhà khoa học và kỹ sư định cư tại Mỹ tăng từ 21,6 triệu lên 29 triệu người. Trong đó, số nhà khoa học và kỹ sư nhập cư tăng từ 3,4 triệu đến 5,2 triệu người. Ngoài Ấn Độ có mức tăng trưởng ấn tượng là 85% thì Philippines tăng 53% và Trung Quốc, trong đó có Hong Kong và Macau, tăng 34%.

 

Trong các học giả sinh ra ở nước ngoài, tính riêng năm 2013, 57% có nguồn gốc châu Á; 20% ở Bắc Mỹ (trừ Mỹ), Trung Mỹ, khu vực Caribe và Nam Mỹ; 16% ở châu Âu và 6% ở châu Phi.

 

Theo thống kê trong năm 2013, 63% nhà khoa học và kỹ sư nhập cư được nhập quốc tịch Mỹ, 22% là thường trú nhân (thẻ xanh) và 15% là người mang thị thực tạm trú. Báo cáo NCSES cũng cho thấy, các nhà khoa học nhập cư có nhiều khả năng theo đuổi mục tiêu học tập cao hơn là các đồng nghiệp sinh ra tại Mỹ. 32% nhà khoa học nhập cư cho biết, trình độ học vấn cao nhất của họ là Thạc sĩ và 9% là Tiến sĩ (con số tương ứng lần lượt so với các đồng nghiệp sinh ra ở Mỹ là 29% và 4%).

 

“Các lĩnh vực nghiên cứu phổ biến nhất của các nhà khoa học và kỹ sư nhập cư Mỹ trong năm 2013 là kỹ thuật, khoa học toán học và máy tính, khoa học xã hội và liên quan”, theo báo cáo của NCSES.

 

Hơn 80% nhà khoa học và kỹ sư nhập cư được tuyển dụng trong năm 2013, tỷ lệ tương đương với các đồng nghiệp sinh ra ở Mỹ. Trong đó, tỷ lệ cao nhất là ngành khoa học toán học và máy tính (18%) và kỹ thuật (8%).

 

Nguồn: Báo mới

Share.

Leave A Reply