“Bách khoa toàn thư” du học dành cho #teamđiCanada (Kỳ I)

0

Sẵn sàng du học – Canada là một trong ba quốc gia lớn nhất Bắc Mỹ với 10 tỉnh thành cùng những điểm đến du học hàng đầu. Canada hiện đang được xem là một trong những ngôi sao đang lên của nền công nghiệp giáo dục quốc tế, sánh vai cùng những “ông lớn” trong lĩnh vực này như Mỹ, Anh.

Đặc biệt là trong thực tế khi những chính sách nhập cư vào Mỹ ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn, Canada đã sớm trở thành một trong những lựa chọn hấp dẫn đối với sinh viên quốc tế có nhu cầu tiếp cận trình độ giáo dục tiên tiến.

cuoc-song-canada

 

Về hệ thống giáo dục Canada

Đặc điểm nổi bật nhất của nền giáo dục nước này chính là việc cung cấp các chương trình giảng dạy bằng cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp. Tức là bạn có thể chọn học bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp tùy theo khả năng. Bậc trung học ở Canada hơi khác so với ở Việt Nam, là từ lớp 9 đến lớp 12 thay vì từ lớp 10 đến 12 như ở nước ta. Chương trình giáo dục bậc cao thì tương tự như ở Việt Nam và giống với hầu hết các nước Anh, Mỹ.

Về điểm đến du học nổi tiếng

Các trường đại học hàng đầu Canada có thể kể đến như: Đại học McGill, Đại học British Columbia, Đại học Alberta và đại học Simon Fraser. Hầu hết các cơ sở giáo dục này đều tọa lạc tại những thành phố nổi tiếng, tập trung đông sinh viên quốc tế như Toronto, British Columbia  và Montreal. Số lượng visa sinh viên mà Chính phủ Canada cấp trong năm 2010 là hơn 12,000 visa – một sự nhảy vọt so với con số 3,152 của năm 2008.

Ngoài những lựa chọn về chương trình học thuật, Canada cũng là một trong những điểm đến nổi tiếng với các lựa chọn về chương trình dạy nghề chuyên nghiệp, đem lại cơ hội việc làm cao cho sinh viên.

Mốt số ngành học phổ biến ở Canada bao gồm Business Mangement (Quản trị kinh doanh), Media (Truyền thông), Engineering (Kĩ sư), Computer Science (Khoa học máy tính) và Hospitality (Dịch vụ).

Về cuộc sống ở Canada

Canada được đánh giá là một trong những quốc gia an toàn nhất thế giới với tình hình trị an ổn định cùng tiêu chuẩn sống của người dân tương đối cao.

Người Canada nổi tiếng với tinh thần cởi mở, phong cách sống phóng khoáng. Tuy nhiên, đây có thể vẫn là một nền văn hóa xa lạ với bạn, chính vì thế để tránh những cú sốc hay đơn giản là sự bỡ ngỡ ban đầu, bạn hãy chú ý tới một số những thói quen hay đặc điểm sau của con người Canada nhé:

– Hãy đúng giờ trong cả những cuộc hẹn cá nhân và công việc

– Luôn tỏ ra tôn trọng người đối diện trong bất kì cuộc nói chuyện nào

– Người Canada coi trọng sự bình đẳng về giới nên hãy luôn tôn trọng những người khác cũng như đồng giới với bạn

– Đừng bao giờ kể những chuyện cười hay buông vài câu đùa giỡn “động chạm” đến chủng tộc, giới tính, tôn giáo hoặc diện mạo của người khác

– Tránh đặt những câu hỏi mang tính cá nhân về tuổi tác, thu nhập, tình trạng hôn nhân, hay giá tiền những vật mà người khác sở hữu (đường nhiên là trừ những bạn đã trở nên thân thiết).

du-hoc-canada

 

Về thời tiết

Thời tiết ở Canada cũng rất khác nhau tùy vào nơi bạn sống bởi lãnh thổ Canada tương đối rộng lớn. Tuy nhiên, Canada nhìn chung là lạnh hơn Việt Nam rất nhiều.

Ở Montreal, mùa đông tương đối lạnh và có nhiều tuyết. Cái lạnh ở Montreal đặc biệt buốt, và bạn sẽ phải đối mặt với những đợt tuyệt dày bắt đầu từ tháng 11, kéo dài cho tới hết tháng 3. Trong những tháng mùa đông, nhiệt độ ban ngày dao động từ khoảng -6 độ C cho tới -15 độ C. Nhiệt độ mùa hè cũng chỉ tương đương với mùa Thu (đầu Đông) của Việt Nam là vào khoảng 15 đến 25 độ C.

Mùa đông ở Toronto “dễ chịu” hơn so với tất cả các thành phố khác của Canada. Dù vậy, nhiệt độ ngoài trời vào mùa lạnh ở đây vẫn giao động từ -10 đến 12 độ C. Vancouver có mức nhiệt không quá khắc nghiệt. Mùa đông thì tương đối ẩm ướt, nhưng tiện hơn một chút là tuyết tương đối hiếm. Nhiệt độ trung bình vào ban ngày là 3 đến 7 độ C.

Về giao tiếp

Sống trong cộng đồng mà tiếng Anh là ngôn ngữ chính song việc sử dụng tiếng Pháp cũng rất phổ biến có thể khiến bạn cảm thấy khó để thích nghi khi mới “chân ướt chân ráo” đến đây. Song Sẵn Sàn Du Học sẽ “mách nước” cho bạn để tránh những tính huống éo le trong giao tiếp hằng ngày nhé:  

– Âm điệu của người Canada rất đa dạng dù là cùng nói tiếng Anh. Bạn có thể bị “lost” khi nghe người bản địa nói chuyện trong suốt vài tuần đầu, nhưng đừng vội lo lắng, bạn sẽ sớm quen dần với điều đó thôi.

– Người Canada cũng có thể sẽ không nghe hiểu bạn ngay từ đầu. Bởi vì bạn cũng có “accent” của riêng mình. Chính vì thế, để tránh những tình huống khó xử, hãy nói chậm hơn một chút và đừng ngại nếu họ yêu cầu bạn nhắc lại.

– Người Canada cũng sử dụng rất nhiều tiếng lóng trong giao tiếp hằng ngày, chính vì thế hãy chăm chỉ kết bạn, tán gẫu cùng bạn bè nhé!

– Hài hước là một trong những yếu tố quan trọng trong ngôn ngữ hằng ngày của người Canada. Tuy nhiên bạn cũng cần biết giới hạn, đừng bao giờ khiến người khác tổn thương hoặc thấy bị xúc phạm chỉ vì câu đùa của mình nhé.

– Người Canada sử dụng các từ viết tắt một cách thường xuyên trong văn nói (ví dụ như TA thay cho Teachers Assisstant hoặc Poli Sci cho Political Science). Nếu bạn không hiểu, đừng ngại hỏi lại nhé!

ssdh-sinh-vien3

 

Về quá trình appy

Thời gian nhận hồ sơ của các trường đại học, cao đẳng Canada bao gồm 02 đợt tương ứng với hai kỳ nhập học là vào tháng 9 và tháng 2 hằng năm. Bạn nên bắt đầu quá trình chuẩn bị hồ sơ khoảng 6 tháng trước deadline:

– 3 tháng đầu tiên: hoàn thiện bài kiểm tra tiếng anh cũng như bài kiểm tra trình độ đầu vào

– 3 tháng cuối cùng: chuẩn bị các giấy tờ cần thiết.

Bên cạnh đó, là một du học sinh bạn phải chuẩn bị xong xuôi thủ tục visa của mình vào tháng 5, 6 hoặc tháng 9 để kịp nhập học.

Trong hồ sơ ứng tuyển vào trường có một số tài liệu bạn cần chuẩn bị thật kĩ lưỡng bởi chúng đóng góp một phần không nhỏ trong việc “ghi điểm” với Hội đồng tuyển sinh:

– SOP: là viết tắt của cụm từ Statement of Purpose. Dựa vào bài tiểu luận này mà Hội đồng tuyển sinh biết được bạn là ai, bạn quan tâm đến lĩnh vực gì, kế hoạch mà mục tiêu học tập của bạn là gì… Mỗi trường hay mỗi chương trình học bổng có những yêu cầu cụ thể và các câu hỏi riêng cho SOP của họ. Chính vì vậy, không có công thức chung cho bài luận cá nhân, đồng thời cũng không có câu trả lời đúng hay sai dành cho các câu hỏi của bài luận.

– Essay (tiểu luận): Các chủ đề phổ biến bao gồm khát vọng nghề nghiệp, điểm mạnh và điểm yếu, kỹ năng, kinh nghiệm, và lý do để tại sao bạn trường của họ mà không phải một ngôi trường nào khác.

– LOR: viết tắt của cụm letter of recommendatio, là một bức thư đến từ người đủ điều kiện để chứng thực rằng bạn sẽ phát huy tốt trong khóa học tới. Đối với thư giới thiệu, bạn nên đặc biệt chú ý đến việc chọn người viết. Đó nên là một người hiểu rõ về bạn, như vậy bức thư sẽ trở nên đáng tin cậy và xác thực hơn.

Còn tiếp…

Người dịch: Ánh Dương (SSDH)

Share.

Leave A Reply