Cách chọn trường theo học MBA tại Mỹ

0

SSDH – Để tìm được trường phù hợp thì trước hết bạn cần hiểu rõ mình theo học MBA vì mục đích gì và tìm hiểu xem trường nào có thể cung cấp cho bạn cái bạn cần. Bạn cũng cần phải xác định rõ là đi học chính là đầu tư công sức, thời gian, và tiền bạc để lấy kiến thức phục vụ cho công việc tương lai chứ đừng coi nó là một chuyến đi chơi du lịch hay coi việc lấy được tấm bằng là mục đích. Có bằng MBA mà không làm được việc thì thà đừng có còn hơn. Chỉ có kiến thức và khả năng networking mới có thể giúp bạn làm việc thành công.

 

Cách chọn trường theo học MBA tại Mỹ

 

Khi xác định được rằng mình đi học vì mục đích rõ ràng thì sau đây là một số tiêu chí để bạn cân nhắc:

 

1. Xếp hạng (ranking) của trường:

 

Chỉ dựa vào chỉ số xếp hạng của trường (bạn có thể tìm thấy ranking của các trường trên www.usnews.com, www.businessweek.com, www.mbainfo.com,www.ft.com, v.v.) không thể cho bạn biết được liệu trường đó có chương trình phù hợp với bạn hay không. Ranking chỉ cho bạn một cái nhìn chung chung tổng quát về trường chứ không cho bạn biết thực tế chất lượng của từng chương trình cụ thể. Nó cũng không thể cho bạn biết là liệu nó thể đem lại cho bạn các mối quan hệ (network) mà bạn cần hay không. Vì vậy bạn chỉ nên coi ranking như là một thông tin để tham khảo chứ không nên coi nó là tiêu chí duy nhất để chọn trường.

 

Tuy nhiên bạn nên chọn trường đã được kiểm định chất lượng vì MBA là một đầu tư rất lớn cho tương lai. Theo học một chương trình kém chất lượng sẽ không đem lại cho bạn kiến thức, kỹ năng, hay các mối quan hệ cần thiết để thành công trông tương lai. Bất cứ trường nào cũng đều cố gắng đánh bóng tên tuổi của mình để chiêu sinh. Ở Mỹ có rất nhiều tổ chức kiểm định chất lượng nhưng duy chỉ có The Association To Advance Collegiate School of Business (http://www.aacsb.edu) mới là tổ chức có uy tín. Những trường nào không được tổ chức này công nhận thì thường không có chất lượng tốt.

 

2. Chương trình học (curriculum)

 

Vi ̀ bạn theo học MBA có mục đích rõ ràng, bạn cần tìm chương trình có khả năng phục vụ mục đích đó một cách tốt nhất. Bạn muốn tương lai sẽ làm gì sau khi học xong MBA thì chọn chương trình mà trường có thế mạnh nhất.

 

Nếu bạn muốn theo hoc MBA để chuẩn bị cho việc mở công ty kinh doanh riêng sau này thì nên lựa chọn chương trình nào nhấn mạnh về đào tạo doanh nhân (có nhiều môn về “entrerpreneurship”, “new venture management”, “small business managment”, etc.). Tương tự như vậy, nếu bạn muốn trở thành nhà phân tích tài chính thì nên chọn chương trình nhấn mạnh vào các môn tài chính, vân vân và vân vân.

 

Để biết được trường có thế mạnh về lĩnh vực nào thì vào website của khoa business và xem curriculum (các môn mà trường dạy), professor profile (sơ yếu lý lịch của giáo viên về ngành học và các công trình nghiên cứu của giáo viên đó), alumi activities (các hoạt động của cựu sinh viên của trường), business connection (mối quan hệ của trường với các doanh nghiệp), v.v.

 

3. Networking

 

Không ai có thể làm kinh doanh hay quản lý mà không cần đến quan hệ. Nếu bạn muốn làm gì sau khi học xong MBA thì tìm trường tập trung nhiều người đã, đang, và sẽ hoạt động trong lĩnh vực mình quan tâm. Để biết thông tin này thì bạn nên tìm hiểu ở mục “student profile”, “alumni organization”, và “professional centers” của trường

 

4. Dịch vụ tìm việc làm

 

Nếu bạn không biết sau khi học xong MBA thì mình sẽ đi đâu để kiếm việc làm thì nên chọn trường có cách chương trình dịch vụ giúp sinh viên kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Rất nhiều trường có dịch vụ giúp sinh viên kiếm việc trên phạm vi toàn cầu. Thường sinh viên Việt nam mình quay về nước sau khi học nên cái này có lẽ không quá quan trọng. Nếu bạn muốn kiếm việc làm ở nước ngoài thì cũng nên quan tâm đến tiêu chí này.

 

5. Địa điểm của trường và chất lượng cuộc sống

 

Dù sao thì khi học MBA bạn cũng bỏ ra 1-2 năm trong quãng đời của mình ở trường bạn học nên ngoài kiến thức ra bạn cũng muốn có ký ức đẹp sau khi ra trường. Địa điểm của trường có thể quyết định các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như là thời tiết khí hậu, giá cả sinh hoạt, hoạt động xã hội v.v.

 

Nguồn: Scholarshipplanet

Share.

Leave A Reply