Căn bệnh vô hình ảnh hưởng đến cộng đồng du học sinh

0

SSDH – Thời gian ở nước ngoài là quãng thời gian tuyệt nhất- đó là điều mọi người thường nói. Thế nhưng áp lực sống cũng không phải luôn luôn dễ dàng.

 

Du học là điều tuyệt vời, thú vị, nhưng cũng không ít áp lực. Sự căng thẳng khi hòa nhập một nền văn hóa mới, học ngôn ngữ, bạn bè mới và làm quen với các phong cách giảng dạy khác nhau có thể xem như là một cú sốc cho mọi người. Chính cú sốc này khiến cho ” quãng thời gian tuyệt nhất”  của bạn trở nên cô đơn, mất phương hướng và đáng sợ. Nếu không có sự quan tâm đúng đắn, nó có thể ctác động lên sức khỏe của bạn.

 

Căn bệnh vô hình ảnh hưởng đến cộng đồng du học sinh

 

1. Một căn bệnh vô hình

 

Bệnh tâm lý ảnh hưởng  đến 450 triệu người trên toàn thế giới. Sự hiện diện của nó trong các vấn đề chính trị xã hội hiện nay khiến nó trở thành một vấn đề không thể phớt lờ, mặc dù nó vẫn còn là một đề tài khiến nhiều người cảm thấy không thoải mái khi nói đến. Ở Anh, sự kỳ thị với bệnh tâm thần đã giảm bớt và việc tiếp cận với những hỗ trợ về y tế trở nên dễ dàng hơn lúc trước. Nhưng không hẳn phần còn lại của thế giới cũng vậy. Chỉ trong tuần này, The Guardian xuất bản một bài báo nói rằng ở Trung Quốc và Ấn Độ hàng triệu người bị bỏ măc và không được hỗ trợ sức khỏe về tâm lý hoặc điều trị.

 

2. Điều này có ý nghĩa gì với sinh viên quốc tế?

 

Hội Sinh viên Quốc gia (NUS) đã thu thập dữ liệu cho thấy 1 trong 5 học sinh gặp phải các triệu chứng về sức khóe tâm lý, bao gồm trầm cảm, lo âu và rối loạn ăn uống. The Guardian báo cáo số liệu thậm chí còn cao hơn, với 78%  học sinh gặp vấn đề về sức khỏe tâm lý trong năm qua. Mặc dù vậy, sức khỏe tâm lý trong cộng đồng du học sinh vẫn một chủ đề tương đối ít được nhắc đến và Erasmus, một trong những tổ chức sinh viên quốc tế lớn nhất, không đảm bảo có sẵn những hỗ trợ tâm lý tại các trường đại học thành viên. Điều này có nghĩa rằng nhiều sinh viên quốc tế không thể tiếp cận sự hỗ trợ chuyên nghiệp.

 

3. Tại sao điều này xảy ra?

 

Đại học là một bước nhảy vọt lớn từ giáo dục bắt buộc; đó là một hành trình mới mà bạn phải làm quen, một môi trường xã hội mới để khám phá và sự cần thiết phải học cách ‘trưởng thành’ mà không có ba mẹ. Nếu bạn may mắn được sống trong đất nước mà hỗ trợ sức khỏe tâm lý luôn sẵn có, tình trạng choáng ngợp mà bạn đang phải đối mặt sẽ ít khó khăn hơn. Tuy nhiên khi học tập ở nước ngoài, bạn phải trải qua sự choáng ngợp này một lần nữa, trong một môi trường xa lạ.

 

“Dựa trên kinh nghiệm của tôi, sẽ khó khăn hơn để tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tâm lý ở nước ngoài,” Sherry, một sinh viên đến từ California cho biết. “Ở Brazil tôi đã làm việc với một trường trung học, và không biết liệu họ có cung cấp sự hỗ trợ về sức khỏe tâm lý hay không, ngay cả đối với học sinh của mình. . Nếu tôi cảm thấy sự cần thiết phải sử dụng các dịch vụ sức khỏe tâm lý, tôi sẽ phải đề nghị người phụ trách chương trình học của tôi, và người đó thì lại không có thông tin “

 

Claire, một sinh viên Ireland hiện đang học tập tại Tây Ban Nha, đã đưa ra một câu trả lời tương tự:” Tôi thực sự không biết gì về việc nhận hỗ trợ trong khi tôi đang ở đây. Tôi biết làm thế nào để tiếp cận nó khi học tập ở Galway ( trường đại học tại quê hương cô) nhưng ở đây tôi không có thông tin gì cả. “

 

4. Tại sao tìm kiếm sự trợ giúp ở nước ngoài khó khăn hơn?

 

Một lý do đơn giản là có thể một số quốc gia không cung cấp các dịch vụ tương tự như nước bạn, do yếu tố tài chính hay thiếu các chuyên gia trong lĩnh vực. Nhưng đây không phải là trở ngại duy nhất; đôi khi thật khó để biết mình phải làm gì trong môi trường sống tương đối xa lạ/.

 

“Nhân tố chính khiến tôi để không sử dụng các dịch vụ sức khỏe tâm thần ở nước ngoài sẽ là rào cản ngôn ngữ và kỳ thị,” Sherry nói. Nói về cảm giác của bạn bằng ngoại ngữ hai, ngoại ngữ ba  là vô cùng khó khăn, và đôi khi nó có thể cảm thấy chuyện đó thật rắc rối, đặc biệt khi bạn biết mình cần được hỗ trợ trong nhiều tháng.

 

Với sinh viên quốc tế, có vẻ dễ dàng hơn khi bạn phớt lờ tình trạng của mình thay vì nói ra; Trong thực tế, hơn 50% sinh viên có các triệu chứng về tâm lý  không tìm sự giúp đỡ. Tuy nhiên, trong khi việc giấu nó có vẻ giống như một giải pháp, nó thực sự sẽ tồi tệ hơn. Nếu không được sự an toàn tự quan hệ bạn bè thân, gia đình và ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn, nó có thể trở thành một gánh nặng và tạo ra hiệu ứng tiêu cực theo kiểu xoắn ốc.

 

Tuy nhiên, vẫn còn hi vọng. Trong khi việc tiếp cận sự hỗ trợ trở nên khó khăn hơn khi bạn đang ở nước ngoài, luôn có những điều mà bạn có thể làm cho chính mình hoặc cho một người bạn.Liên hệ với các văn phòng ở nước ngoài nơi cư trú của bạn tại trường đại học của bạn. Họ có thể tư vấn cho bạn về cách tốt nhất , giúp đưa một số áp lực ra khỏi bạn và đưa bạn liên lạc với một người nào đó gần đó giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi nói về vấn đề của mình. Bạn cũng có thể yêu cầu những cuộc hẹn với tư vấn viên- hãy tận dụng chúng và nói lên bất kỳ thắc mắc hoặc vấn đề bạn đang phải đối mặt. Dù điều này khó khăn hơn khi bạn đang du học, trường đại học của bạn sẽ giúp đỡ.

 

“Sức khỏe tâm lý là một cái gì đó nên được đưa vào xem xét thêm, bởi vì chỉ khi bạn rời đi bạn mới cảm nhận sự tác động to lớn của nó, ngay cả đối với một người đã sống xa nhà,” ông Claire.

 

Học tập ở nước ngoài có những thăng trầm riêng, và sẽ có nhiều thách thức cho một số người hơn cho những người khác. Tất cả sinh viên quốc tế cần phải biết sức khỏe tâm lý đóng vai trò quan trọng như thế nào trong thời gian học tập của bạn tại nước ngoài, ngay cả khi nó chỉ được quan sát và để ý khi một người bạn gặp phải. Thời gian bạn ở nước ngoài có thể là thời gian tốt nhất của cuộc sống của bạn và biết khi biết vượt qua những rào cản tâm lý khiến nó trở nên đẹp hơn.

 

Nguồn: ScholarshipPlanet

Share.

Leave A Reply