Chuyện nghiện thuốc phiện và cai nghiện trong hồi ký của Vũ Bằng

0

Sẵn sàng du học – “Phù dung ơi, vĩnh biệt!” không chỉ là tiếng lòng của một văn sĩ tài hoa trót bén duyên với làn khói bạc mà còn như một tư liệu lột tả chân thực xã hội nước ta thời Pháp thuộc.

ác phẩm ghi lại hành trình từ nghiện đến cai nghiện, mà vế sau, Cai, đã được tác giả Vũ Bằng nhấn mạnh ngay khi nó được đăng báo từng kỳ trên Trung Bắc chủ nhật, và sau đó là in sách (1942).

Trên báo và trên ấn bản đầu, sách lấy nhan đề là Cai. “Nhưng vì lúc ra hậu phương, có nhiều bạn thấy chữ ‘cai’ lại tưởng tôi viết về đời cai, lính nên lần này tái bản tôi đổi tên sách ra là Phù dung ơi, vĩnh biệt!”, Vũ Bằng cho biết.

ssdh-phu-dung-oi-vinh-biet

 

Khởi nguồn từ một truyền thống xa xưa, hút thuốc phiện có thể được dung túng và chỉ quy vào “thói xấu” khi quá lạm dụng nó. Đáng kể hơn, xu hướng ca ngợi thuốc phiện như một thần dược tạo sinh cảm hứng, năng lực sáng tạo đã được chính các văn sĩ khởi đầu.

Những danh từ mĩ miều như “phù dung, ả phiền” được dùng để gọi thuốc phiện đã dần dẫn dắt không ít giấc mộng đuổi theo biểu tượng của sự giải thoát, phiêu lưu, lạc thú. Chính nhà văn Vũ Bằng cũng bắt đầu bén duyên với ả phù dung.

Ở tuổi đôi mươi trẻ trung, không phải quá lao đao sinh kế, lại vừa có chút tiếng tăm trên văn đàn, Vũ Bằng tự cho phép mình hút thuốc phiện, lúc đầu thử chơi nhưng nhanh chóng thành cơn nghiện và trói chặt nhà văn tương lai vào những khốn đốn khó lường.

Quãng thời gian sử dụng thân xác theo cách đó, như về sau Vũ Bằng thuật lại, gói gọn trong tư thế “hút quên chết”, từ “hút ở tiệm” chuyển sang “hút tại gia”, kéo dài từ sáng đến tối, hợp nhất hình hài thân xác với bàn đèn, dọc tẩu và làn khói.

Phải gần năm năm như thế và tưởng chừng sẽ kết thúc cuộc đời theo cách không thể bi thảm hơn nếu Vũ Bằng không quyết định cai và cai được thuốc phiện.

Đông Dương thời Pháp thuộc bị đầu độc bằng thuốc phiện.

Đông Dương thời Pháp thuộc bị đầu độc bằng thuốc phiện.

Cái kết có hậu này mang đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nó không chỉ cho người đọc nhận thấy sự chuyển hóa từ sai lầm, tăm tối sang đúng đắn, sáng lạn mà sâu sa còn ở sự xác nhận tội lỗi là một “trạng huống” dễ xảy ra với bất kỳ ai.

Đọc Phù dung ơi, vĩnh biệt! thay vì ngưỡng mộ thái quá ý chí của con người, hãy tỉnh táo nhận thấy rằng, không nên tuyệt đối hóa sự chính xác mà nên thông cảm trước mỗi lựa chọn của người đời.

Phù dung ơi, vĩnh biệt! là một tác phẩm thể hiện rõ nét tài năng diễn tả nội tâm nhân vật của Vũ Bằng mà ở đây là của chính nhà văn. Chúng ta hiểu hơn cái cảm giác của cơn say thuốc nó vật vã, tê tái ra sao. Nó ngấm vào từng thớ thịt của con người như thế nào.

“…từ chỗ sâu thẳm nhất của dạ dày tôi, khởi lên một trận thủy chiến dữ dội mà từ thuở cha sinh mẹ đẻ tôi chưa thấy bao giờ. Tôi có cảm tưởng như cả người sắp nhão ra thành bùn. Người tôi đẫm mồ những mồ hôi: mồ hôi ở lưng, mồ hôi ở trán, mồ hôi ở gót chân, mồ hôi ở bụng và mồ hôi ở cả lòng trắng con mắt chui ra nữa. À, à. Say thuốc phiện là thế này đây.”

Việc tác phẩm Phù dung ơi, vĩnh biệt! ra đời và được in thành sách, riêng nhà văn không có ý niệm gì hết, chỉ muốn mượn giấy để ghi lại một quãng đời sa đọa đã qua và không hề dám có ý nghĩ “nhát” ai, khuyên ai. Sau nữa, Vũ Bằng muốn nhân đây, tưởng nhớ lại các bạn đã mất, những người bạn cùng thời chung sống trong làn mây khói.

Cá Domino (SSDH) – Theo news.zing

Share.

Leave A Reply