Con tôi đi học trường Tây: Giáo viên không được dạy thêm

0

tt-25-9-20111SSDH – Cách giảng dạy, học tập tại Áo có nhiều điểm khác biệt ở Việt Nam, trong đó giáo viên chỉ là người đặt vấn đề, gợi ý. Học sinh phải chủ động trình bày vấn đề đó và phải đưa ra chính kiến.

 

Trò chủ động, thầy trợ giúp

 

Tiếng Đức là môn hóc nhất, ngay cả với học sinh bản địa. Không chỉ khó về ngữ pháp mà còn đòi hỏi học sinh phải có kiến thức xã hội, thực tiễn và phải đưa ra quan điểm riêng của mình trước một vấn đề và giải thích vấn đề đó.

 

Thời gian đầu, tôi thấy tuần nào con mình cũng mang về một cuốn truyện dày vài trăm trang, hí hoáy tra từ điển để đọc. Tôi bảo, sao không học bài mà lại đọc truyện? Nó giải thích, cô giáo bắt đọc để cuối tuần diễn thuyết trước lớp, cô yêu cầu phải đưa ra nhận định của mình về cách hành xử, hay số phận của nhân vật trong tương lai…

 

Đề thi cuối năm lớp 6 vừa qua của con tôi là một thông tin trên báo đánh giá về tình hình du lịch của nước Áo sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Yêu cầu học sinh phải bình luận vấn đề này. Lớp có 19 học sinh, thì 5 học sinh trượt, cao nhất 1 học sinh được 3 điểm (theo thang điểm 5 thì 1 điểm là giỏi, 5 điểm là trượt). Cô giáo bảo, để học được môn văn, không chỉ có vốn ngôn ngữ, hàng ngày học sinh phải cặp nhật thông tin trên báo chí, sách vở.

Ngoài học ở trường, các giáo viên bộ môn còn tổ chức các buổi học dã ngoại. Giáo viên môn sinh, đưa học sinh đến bảo tàng sinh vật, vườn bách thú, giáo viên môn sử đưa học sinh đến bảo tàng dân tộc, các di tích lịch sử … Trong hệ thống trường học, không có môn đạo đức hay giáo dục công dân, nhưng lại có môn tôn giáo, học sinh được học những điều răn của Chúa, của Phật. Đây là môn học không bắt buộc. Học sinh nào muốn học thì đăng ký. Mỗi năm 2 lần, giáo viên đưa học sinh đến các trung tâm bảo trợ xã hội để tặng quà cho những người thất nghiệp, cơ nhỡ. Tùy tâm, có học sinh tặng bánh, có học sinh tặng tiền…

 

Định kỳ, giáo viên gặp phụ huynh 2 lần/năm, nhưng chỉ môn nào cần lưu ý thì giáo viên môn đó mới mời phụ huynh đến gặp riêng. Giữa kỳ hai, bà Hüller Brigiha giáo viên môn văn của con tôi mời gặp tôi. Bà bảo, con tôi chịu khó, nhưng thiếu tự tin, phải cho nó học thêm tiếng Đức, tăng cường giao lưu với bạn bè…

 

Giáo viên không được dạy thêm

 

Trong buổi gặp bà Hüller Brigiha, tôi đề nghị bà dạy thêm cho con tôi. Bà bảo, giáo viên không được phép dạy thêm. Vả lại dù không có quy định thì bà cũng không dạy thêm, bởi như thế sẽ không khách quan. Rồi bà giới thiệu cho tôi một số trung tâm dạy tiếng Đức.

 

Tại Vienna, có rất nhiều Trung tâm dạy tiếng Đức, tiếng Anh… bên cạnh đó còn có những trung tâm dạy kèm học sinh theo dạng một thầy, một trò (gọi là Nachinfer). Nhưng học phí thì đắt cắt cổ. Một buổi học tiếng Đức, 3 tiết tại Trung tâm Pingram hoặc Trung tâm IKI hơn 20 Euro. Còn học Nachinfer từ 25 đến 30 Euro/1 tiếng. Thắt lưng buộc bụng cho con đi học thêm mà lòng như xát muối.

Trái ngược với các trung tâm và các trường tư, học sinh trong trường công được hưởng rất nhiều ưu đãi của nhà nước. Học sinh không mất tiền học phí, tiền sách giáo khoa chỉ 15 Euro/bộ (mỗi bộ khoảng 30 quyển, trong khi đó 1 quyển sách bán ở hiệu sách không dưới 25 Euro). Tiền xe bus 20 Euro/năm (bình thường 50 Euro/1 tháng), riêng học sinh người Áo còn được hưởng trợ cấp xã hội mỗi tháng gần 300 Euro cho đến khi tốt nghiệp đại học, hoặc đi làm.

 

Trong buổi gặp bà Hüller Brigiha, tôi đề nghị bà dạy thêm cho con tôi. Bà bảo, giáo viên không được phép dạy thêm. Vả lại dù không có quy định thì bà cũng không dạy thêm, bởi như thế sẽ không khách quan.

 

Học sinh không chỉ học văn hóa mà còn được học tập, bối dưỡng nâng cao thể chất, lao động và đặc biệt là tìm hiểu thực tiễn. Từ lớp 5 (bước vào cấp 3), mỗi năm học sinh phải tự liên hệ đến một cơ sở để lao động 1 tuần. Thông thường học sinh đến khu dưỡng lão chăm sóc người già, hay đến bệnh viện để giúp việc hộ lý… Khi kết thúc phải mang nhận xét của cơ sở đó về nộp cho nhà trường.

 

Theo chân các bạn ở lớp, con tôi xin làm việc trong một trường mầm non (Kindergaten) trên đường Krottenbach. Nó kể hàng ngày phụ giúp cô giáo dạy các em vẽ, hát, học đánh vần, chơi bóng đá… Sau 1 tuần, tôi thấy nó chững chạc hẳn, rõ nhất là dậy rất đúng giờ, chủ động tham gia vào việc cơm nước. Đưa tờ giấy nhận xét của trường mầm non cho tôi, nó khoe, cô giáo phê chịu khó, hoàn thành tốt công việc.

 

Hai năm trôi qua, con tôi cũng quen dần với môi trường học tập mới. Nhưng nó vẫn luôn nhớ bạn bè, thầy cô, trường lớp ở Việt Nam. Ở đây dẫu cởi mở, lịch thiệp nhưng chẳng bao giờ có được cái cảm giác thân mật, ngay cả với học sinh người Áo với nhau cũng thế. Con tôi vẫn thèm tình cảm thân thiết và những trò tinh nghịch với bạn bè cùng trang lứa, nó bảo, nó nhớ những buổi tan trường được khoác vai nhau, được búng trộm tai bạn, ở đây chỉ có câu chào tạm biệt, hẹn gặp lại.

 

Theo Dan Viet

Share.

Leave A Reply