Con tôi học trường Tây: Không bao giờ “quay phim”

0

tt-27-9-20117SSDH – Trường Bilroth làm tôi choáng ngợp, sang trọng không kém cung điện Schonbrunn. Trường không có một mẩu rác, sân chơi như một công viên với những hàng cây được cắt tỉa công phu.

 

Trường ra trường, lớp ra lớp…

 

Thời gian đầu, con tôi như gà lạc mẹ. Có hôm vào lớp vắng tanh, có hôm mới học xong một tiết, các bạn xách ba lô đi mỗi đứa mỗi ngả. Nó tưởng được nghỉ nên về nhà. Ngay chiều hôm đó, cô giáo chủ nhiệm gọi điện đến cho tôi hỏi lý do bỏ học và nhắc nhở. Hóa ra chỉ một số môn như tiếng Đức, toán… học ở lớp, còn lại học ở các phòng bộ môn

 

Phòng học môn sinh có thú, cây… phòng học môn lý có thiết bị máy móc, phòng học nhạc có piano, các loại nhạc cụ… Mỗi phòng đều có máy vi tính và máy chiếu, ở phòng học còn có thêm TV, đầu VCD, đầu quay băng. Môn ngoại ngữ, mỗi học sinh phải học 2 thứ tiếng, ngoài tiếng Anh bắt buộc, học sinh được tự chọn một ngoại ngữ khác (tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Latin…). Bởi vậy, giờ ngoại ngữ, học sinh học theo các lớp riêng của mình, mỗi năm nhà trường tổ chức cho học sinh đi thực tập 1 tuần ở nước bản địa sử dụng tiếng mà học sinh học.

Dịp hè vừa qua, tôi được Đức (học sinh lớp 5 Trường Füstenfeldgymnasium cũng mới sang học tại Áo được 2 năm) đưa đi thăm trường. Trường Füstenfeldgymnasium thuộc vùng nông thôn miền núi Burgendland (Áo) giáp biên giới Hungari.

 

Ở đây đất đai rộng, ít học sinh nên trường lớp còn hoành tráng hơn ở Vienna. Đi chưa hết 1 tầng đã thấy mỏi chân. Trường có khoảng 500 học sinh, mỗi lớp khoảng 15 đến 16 học sinh, nhưng có 2 dãy nhà 4 tầng, 2 sân bóng đá ngoài trời, 4 sân trong nhà, phòng nhạc, mỹ thuật, máy vi tính… đầy đủ.

 

Trường học tại Áo từ nông thôn đến thành phố, từ trường tư đến trường công, đều phải theo đúng quy chuẩn toàn quốc về quy mô trường, lớp, số lượng học sinh và đội ngũ giáo viên. Một lớp không quá 20 học sinh, phải có đủ trang thiết bị cho các phòng học bộ môn, có sân chơi, vườn cây…

 

Thầy ra thầy, trò ra trò

 

Đức kể, buổi đầu tiên đến lớp, gặp thầy ở hành lang, theo thói quen, cháu đứng nghiêm định nói con chào thầy. Nhưng chưa biết dịch ra tiếng Đức thế nào, luống cuống, đứng như trời trồng, thầy tưởng cháu gặp chuyện gì, chạy đến hỏi. Sau này nghĩ lại vẫn thấy buồn cười.

 

Ở đây, thầy và trò gặp nhau đều Hallo! Thầy trò tranh luận thoải mái trong và ngoài giờ học. Khi trao đổi với học sinh, thầy cười, nói vô tư, như nói chuyện với bạn. Những học sinh hay “thắc mắc” được đánh giá rất cao, được cộng vào điểm tổng kết.

 

Nhiều lần tôi đặt vấn đề xin số điện thoại của giáo viên chủ nhiệm ở Trường Bilroth để tiện liên hệ hỏi thăm tình hình học tập của con, nhưng đều bị từ chối. Bà bảo rất cảm thông với khó khăn ban đầu của con tôi và sự lo lắng của gia đình, luôn sẵn sàng gặp gỡ trao đổi, nhưng phải liên hệ với thư ký để bố trí lịch gặp tại văn phòng.

Có lần tôi dự định mang đến một chút quà tặng bà hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm để bày tỏ lòng cảm ơn, anh bạn Việt kiều gạt ngay, nói làm thế, không những họ không nhận mà còn nghĩ xấu về mình.

 

Mặc dù quan hệ thầy trò, không khí học tập rất thoải mái, nhưng khi kiểm tra thì “căng như dây đàn”. Kiểm tra miệng, học sinh phải ngồi đối diện với giáo viên. Kiểm tra viết mỗi năm 4 lần, mỗi học sinh một bàn, chỉ được mang vào phòng máy tính, bút, giáo viên giám sát từng cử chỉ của học sinh.

 

Có lần nói chuyện với Philip – bạn cùng lớp của con tôi, tôi hỏi, có sợ thi không? Nó ôm ngực, làm động tác nhăn nhó nói “tim như muốn rụng”. Tôi hỏi tiếp, có “quay phim” không? Cậu con trai tôi bảo: “Nó không hiểu đâu. Học sinh ở đây không biết trò ma quái. Trao đổi bí mật thì có, nhưng mang tài liệu quay cóp thì không bao giờ”.

 

Mặc dù quan hệ thầy trò, không khí học tập rất thoải mái, nhưng khi kiểm tra thì “căng như dây đàn”. Kiểm tra miệng, học sinh phải ngồi đối diện với giáo viên. Kiểm tra viết thì học sinh chỉ được mang vào phòng máy tính, bút, giáo viên giám sát từng cử chỉ của học sinh.

 

Tuy nhiên đề bài có điểm nào không rõ thì được hỏi và thầy sẵn sàng giải thích, nếu thấy bài của mình làm kém hoặc muốn nâng điểm thì đề nghị với giáo viên cho kiểm tra lại. Học sinh được đăng ký gặp thầy ngoài giờ để hỏi bài hoặc trao đổi những điều cần thiết.

 

Kết thúc lớp 8 (tương đương lớp 12 VN), học sinh sẽ tốt nghiệp lấy bằng Matura. Có bằng Matura, học sinh được đăng ký vào đại học theo nguyện vọng. Tuy nhiên, cũng có một số trường đại học tổ chức thi tuyển. Hưng vừa nhận bằng Matura năm học vừa qua cho biết, học sinh phải thi 4 môn gồm tiếng Đức, toán và hai môn tự chọn là ngoại ngữ và một môn khác.

 

Thi Matura do nhà trường ra đề và tổ chức, nhưng rất nghiêm túc. “Nếu học sinh nào không đỗ thì được thi lại vào đầu tháng 9. Để qua được kỳ thi này, nhiều đêm cháu chỉ ngủ một hai tiếng”- Hưng nói. Còn con tôi, sau kỳ thi cuối năm vừa qua sút gần 4 cân, mấy tháng trời, hôm nào nó cũng học đến hơn 1 giờ đêm. Nó bảo mỗi lần bước chân vào phòng thi trống ngực đập thình thịch. Nó ước giá học ở VN thì đỡ, nhỡ không thuộc bài cũng “xoay xở” được.

 

Theo Dan Viet

 

Share.

Leave A Reply