Đại học Úc: Tỉ lệ bỏ học, chuyển đổi trường của du học sinh quốc tế cao so với sinh viên bản địa

0

SSDH – Một nghiên cứu phân tích về tỉ lệ hao hụt học sinh ở các trường đại học Úc năm vừa qua cho thấy chỉ số này đối với sinh viên quốc tế được phán ánh rõ nét trên bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới do QS ranking bình chọn. Một điều đáng ngạc nhiên là 10 trường đại học hàng đầu của Úc có mặt trong danh sách này đều có tỉ lệ hao hụt sinh viên nước ngoài cao nhất.

 

tt-4-10-11

 

Trong  khi đó, top 10 trường đại học có tỉ lệ duy trì lượng sinh viên trong nước cao nhất thì chỉ có hai trường lọt vào danh sách top 500 của bảng xếp hạng ARWU, đó là Đại học Wollongong và Đại học Công nghệ Sydney, còn trường RMIT không lọt vào danh sách xếp hạng ARWU 500 lại có tỉ lệ hao hụt sinh viên trong nước ở mức thấp đứng thứ 7 trong số các trường đại học công lập Australia.

 

Tỉ lệ hao hụt học sinh thường được hiểu như là tỉ lệ học sinh bỏ học giữa chừng, không tiếp tục duy trì khóa học hiện thời, nhưng trên thực tế hiện nay thì không hẳn là như vậy. Các trường vẫn quản lý sinh viên của mình khi học chuyển đổi sang học ở nơi khác và thậm chí việc chuyển đổi này là theo kế hoạch của chính trường đó.

 

Một ví dụ điển hình như trường đại học quốc gia Australian và trường Charles Darwin, rồi trường Đại học NSW và Đại học Charles Sturt cũng đang kết hợp với nhau để cùng đào tạo. Ngoài ra, như trường Đại học Sydney còn đồng ý tiếp nhận những sinh viên năm thứ nhất có điều kiện khó khăn từ trường Đại học New England. Hiện tượng hao hụt học sinh ở các trường  là do có sự giao động về số lượng sinh viên ở các khóa cử nhân năm 2009, nhiều em đã chuyển sang học các trường khác sau khi hết năm thứ nhất. Tỉ lệ hao hụt trung bình ở các trường đại học công lập Úc là 15,60 %.

 

Ông Richard James, hiệu phó trường Đại học Melbourne nói rằng hiện tượng hao hụt sinh viên ở nhiều trường đại học đã phán ánh cách nhìn nhận của sinh viên đối với trường và các khóa học ở đó. Ông cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức về giá trị của thị trường hơn là do chất lượng của các chương trình đào tạo.

 

Thông thường, du học sinh nước ngoài thì ít khi chuyển đổi hay bỏ dở hơn so với sinh viên trong nước do đối tượng này phải đầu tư chi phí lớn hơn rất nhiều. Tỉ lệ chuyển đổi trung bình của sinh viên quốc tế chỉ ở mức 8,73%, chưa đến một nửa so với sinh viên trong nước là 18,11%.

 

Và tỉ lệ này còn khác biệt hơn nữa khi xét từng trường, bốn trường Flinders, La Trobe, Newcastle và Griffith đều có tỉ lệ hao hụt sinh viên quốc tế dưới mức trung bình còn với sinh viên trong nước thì trên mức trung bình.

 

Đặc biệt, trường đại học Flinders được biết, chỉ số hao hụt sinh viên quốc tế rất thấp, nằm trong số các trường có tỉ lệ thấp nhất với vị trí thứ 9, trong khi đó tỉ lệ hao hụt sinh viên trong nước thì đứng ở thứ 24, trường Wollongong thì lại hoàn toàn ngược lại, tỉ lệ duy trì số lượng sinh viên trong nước rất cao đứng thứ 6 từ trên xuống còn tỉ lệ hao hụt sinh viên nước ngoài thì đứng ở thứ 24.

 

Chuyên gia nghiên cứu trường đại học Melbourne, ông Simon Marginson cho biết sinh viên quốc tế một khi đã quen thuộc với các trường ở đây thường định vị đăng ký ở trường khác tốt hơn sinh viên trong nước.

 

Việc chuyển đổi sang trường khác cũng là động lực mạnh mẽ để cho mỗi sinh viên có thể tận dụng tối đa các các chi phí cơ hội sau khi cân nhắc vấn đề học phí và ngoài ra, chỉ cần các bạn sinh viên có thể hoàn thành tốt năm học đầu tiên thì họ có thể dễ dàng có điều kiện chuyển sang trường khác.

 

Nguyên nhân của xu hướng chuyển đổi sang trường khác đối với du học sinh nước ngoài một phần là không có những giới hạn nhất định trong công tác tuyển sinh quốc tế, điều kiện cần có chỉ là khả năng tài chính tốt và đạt điểm tiếng Anh.

 

Giáo sư trường đại học Griffith, ông Kerri-Lee Krause cho biết một số sinh viên muốn chuyển giao là theo xu hướng “Không phải nhất thiết phải nhắm vào nhóm 8 trường nổi tiếng nhất”

 

Ông cho rằng “Sinh viên chính là khách hàng, người tiêu dùng, các em cần được biết thông tin. Tiếng tăm của mỗi trường là điều nên chú ý đến những đối với sinh viên chất lượng các chương trình đào tạo trong đó cũng không kém phần quan trọng. Một số trường mặc dù không có vị thế cao trong các danh sách xếp hạng nhưng ở đó có những chương trình, khóa học uy tín hàng đầu quốc gia. Và vì vậy, những trường này cũng sẽ được đông đảo sinh viên lựa chọn.

 

Giáo sư Krause cũng cho rằng mặc dù sự tự nhận thức đóng một vai trò rất lớn nhưng hiện tượng sinh viên đua nhau chuyển đổi cũng do ảnh hưởng từ nền tảng gia đình và kinh tế xã hội. Những sinh viên từ các gia đình có truyền thống học hành như bố mẹ trước đây đã từng học đại học thì sẽ có sự lựa chọn trường, khóa học tốt hơn so với những sinh viên từ các gia đinh không có truyền thống học.

 

Các trường đại học với hàng loạt các cơ sở khác nhau và có khoảng cách giáo dục khá lớn thường có tỉ lệ hao hụt sinh viên cao bởi ở những trường này sinh viên khó tiếp cận các dịch vụ hơn.

 

Theo giáo sư Krause, có sự khác biệt rõ ràng giữa sinh viên học trực tiếp ở trường và sinh viên học từ xa. Điều này có nghĩa là một số trường cần phải năng nổ hơn nữa để sinh viên cảm thấy họ được đặt ở vị trí trung tâm. Sinh viên hệ giáo dục từ xa cũng có thể thử nghiệm để biết được liệu trường nào thì phù hợp với mình. Nhìn chung trường đại học Đại học Melbourne là trường có tỉ lệ hao hụt sinh viên thấp nhất đối với cả sinh viên trong nước và nước ngoài.

 

Bà Kerri-Lee Krause, Giám đốc Viện Giáo dục Đại học Griffith, nói rằng bà mong muốn tỉ lệ hao hụt sinh viên chỉ tăng khi sinh viên được khuyến khích thử nghiệm một số trường đại học và tìm ra hướng đi mới.

 

Tại thời điểm hiện nay, các trường đại học thường bị khiển trách vì sự linh hoạt cho phép sinh viên chuyển đổi hay bỏ dở còn các trường có khả năng giữ học sinh thì được khen thưởng, tuy nhiên, đây không phải là điều tốt nhất cho sinh viên.

 

Giáo sư Krause cho rằng chính quyền nên có hệ thống theo dõi, đánh giá sinh viên thông qua những kinh nghiệm bao trùm về giáo dục đại học hơn là thông qua các các cá nhân trong các tổ chức đơn lẻ.

 

Lê Minh- Theo The Australian

Share.

Leave A Reply