Để vào ĐH Stanford như Huyền Chip… dễ ợt?

0

SSDH – Đại học Stanford tại California là một trong những trường đại học hàng đầu, có đầu vào “khó nhằn” nhất ở Mỹ. Huyền Chip là một trong số ít các sinh viên Việt Nam đã nhận được học bổng từ ngôi trường này.

 

Theo thông tin công bố với báo giới, Huyền Chip (Nguyễn Thị Khánh Huyền) cho biết cô đã được nhận vào Đại học Stanford và được nhà trường cam kết hỗ trợ tài chính (học bổng toàn phần) cho suốt 4 năm học tại trường.

 

Mặc dù đã được nhiều ngôi trường Đại học ở Mỹ chào đón, nhưng khi được ngôi trường nổi danh trên nhận tiếp nhận, Huyền Chíp cho biết cô thực sự hạnh phúc vì ước mơ ngày bé đã được thực hiện.

 

Vậy trường Đại học Stanford là ngôi trường như thế nào và để bước chân vào ngôi trường này như Huyền Chip có khó khăn không?

 

ĐH tổng hợp Stanford là một trong những trường hàng đầu của Mỹ, một trong 8 trường đại học thuộc nhóm Ivy League, nhóm trường danh giá nhất nước Mỹ và nổi danh trên toàn thế giới với điều kiện nhập học vô cùng khắt khe và đòi hỏi thí sinh phải thực sự là những người xuất sắc.

 

Để có thể bước chân vào Stanford hay bất cứ trường nào trong top Ivy League, đầu tiên bạn cần có điểm tốt nghiệp trung học (GPA) tối thiểu 3,75, tương đương với mức điểm trung bình toàn khóa từ 8,0 – 9,0 ở Việt Nam.

 

 11.JPG

Stanford – một trong những ngôi trường danh giá nhất nước Mỹ

 

Điểm thi chuẩn hoá xét vào đại học SAT của thí sinh cũng phải ở ngưỡng thật đáng nể, không được thấp hơn 1950 điểm. Ở mục này Nguyễn Thị Khánh Huyền (Huyền Chip) đã xuất sắc đạt 2290 điểm trên mức điểm tuyệt đối 2400.

 

 12.JPG

Tòa nhà nghiên cứu hiện đại và vô cùng ấn tượng của trường ĐH Stanford

 

Chưa hết, những thí sinh đăng ký vào Stanford còn phải vượt qua hàng loạt sát hạch khó khăn khác như làm bài luận, các tiêu chuẩn về giáo viên giảng dạy, nhân viên tư vấn khuyến nghị và các hoạt động ngoại khoá (thể thao, âm nhạc, công việc làm thêm…)

 

Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng sau khi đã thỏa mãn yêu cầu về GPA và SAT là bài luận. Thí sinh muốn vào Stanford phải có một bài luận xuất sắc, ấn tượng, phải làm sao để sau khi đọc bài, giám khảo không chỉ đoán biết được khả năng, con người của thí sinh mà còn bị chinh phục bởi những dấu ấn cá nhân của thí sinh.

 

Ngoài ra, các thành tích cá nhân, sự tận tâm trong vấn đề học tập, kết quả các khóa học nâng cao cùng những kinh nghiệm xã hội, tài lãnh đạo… cũng là những nhân tố giúp thí sinh có thêm cơ hội được ghi danh ở trường đại học này.

 

Nếu thỏa mãn những yêu cầu kể trên, thí sinh sẽ “có cơ hội” được nhận vào trường Đại học Stanford. Và để được trường hỗ trợ tài chính không hoàn lại (hình thức học bổng), thí sinh sẽ phải tiếp tục chứng minh sự xuất sắc của mình để thuyết phục các giám khảo. Đây là những thách thức gian nan với chính cả các sinh viên Mỹ.

 

Đại học Stanford là ngôi trường danh tiếng, đã đào tạo những nhân vật nổi danh của Hoa Kỳ, bao gồm các tổng thống, các chính trị gia, doanh nhân, nhà sáng chế và cả những ngôi sao danh vọng của Hollywood cũng như các ngôi sao thể thao nước Mỹ.

 

Một trong những nhân vật tiêu biểu nhất phải kể đến Herbert Hoover, tổng thống thứ 31 của Mỹ, ông đã nhận được bằng cử nhân về địa chất vào năm 1895. John F. Kennedy, tổng thống thứ 35 của đất nước cờ hoa cũng đã theo học chương trình quản trị kinh doanh tại Stanford.

 

 13.jpg

Tổng thống thứ 31 của Mỹ Herbert Hoover, cựu sinh viên trường Stanford

 

Ngoài hai cựu tổng thống Mỹ, các chính trị gia quyền lực như Mitt Romney, còn phải kể đến các doanh nhân, nhà sáng lập như Phil Knight – người đã xây dựng nên một thương hiệu thời trang Nike, hai nhà sáng lập gã khổng lồ tìm kiếm Google là Sergey Brin cùng Larry Page, nhà đầu tư thung lũng Silicon Peter Thiel, hai nhà đồng sáng lập hãng công nghệ Yahoo! Jerry Yang và David Filo … cùng nhiều ngôi sao màn bạc khác cũng là cựu sinh viên của ngôi trường này.

 

 14.JPG

Nhiều nhân vật nổi danh đã từng theo học ở Stanford

 

Đại học Stanford được thành lập bởi Leland Stanford, ông trùm tư bản về đường xe lửa và từng là Thống đốc bang California, và vợ ông là bà Jane Stanford. Ngôi trường được mang tên người con trai duy nhất trong gia đình, đã mất năm 15 tuổi vì bệnh thương hàn vào năm 1884.

 

Có một câu chuyện kể rằng ngay sau cái chết của người con trai, ông Leland Stanford đã nói với vợ “Từ nay tất cả trẻ em California sẽ là con cái của chúng ta” và nghĩa cử cao đẹp của họ chính là cơ sở đầu tiên cho sự xuất hiện của đại học Stanford.

 

 15.jpg

 Cổng vào một nhà thờ trong khuôn viên trường Stanford

 

Khuôn viên trường Stanford là một quần thể bao gồm 1 trường đại học và 7 trường cao đẳng cùng hàng trăm viện nghiên cứu lớn nhỏ, ước tính tổng diện tích lên tới 3.310 ha.

 

Vì trường quá rộng nên ngay trong khuôn viên trường có một nhà máy cấp điện với tải lượng 49 MW, 2 hệ thống cấp nước riêng, 3 đập và hồ nước, 170km đường ống dẫn nước, 1 hệ thống sưởi trung tâm, một hệ thống truyền tải điện với năng suất lớn, hệ thống xe buýt Marguerite riêng và một bưu điện. Ngoài ra, Stanford còn cung cấp hoặc thuê riêng một hệ thống phòng chữa cháy, cảnh sát…

 

Vì những điều đã nói ở trên, việc được bước chân vào một ngôi trường tuyệt vời như Stanford không chỉ là ước mơ của các du học sinh nước ngoài mà còn của cả chính các thí sinh nước Mỹ.

 

Tú Anh (SSDH) – Theo Infonet.

Share.

Leave A Reply