Đông Á – Điểm đến du học hấp dẫn mà không phải ai cũng biết

0

SSDH – Một sinh viên Mỹ đã có cơ hội học tập tại Thượng Hải và chu du khắp các nước Đông Á chỉ ra những lí do tại sao “Đông Á” cũng là một điểm đến du học hấp dẫn.

 thượng%20hải.jpg

Thượng Hải – một trong những điểm đến du học lý tưởng ở “Đông Á”

 

1. An toàn

 

Tất nhiên mỗi quốc gia sẽ có một mức độ an toàn khác nhau, chẳng hạn Nhật Bản thì an toàn hơn Philippines. Riêng tôi chỉ có một kỷ niệm buồn trong quá trình sinh sống tại đây đó là bị móc túi chiếc điện thoại iPhone.

 

Tôi có đi chơi đêm không? Có. Tôi có uống rượu không? Có. Vì biết mình là một người Tây phương và là mục tiêu của những kẻ xấu, tôi đã phải cẩn thận hơn đôi chút khi uống rượu hoặc đi chơi khuya.

 

Móc túi là một tệ nạn khá phổ biến ở mọi quốc gia trên thế giới. Sau cùng, tôi thà biết mình bị móc mất iPhone còn hơn là bị chặn lại bằng súng hay dao.

 

2. Giá cả phải chăng

 

Điều này lại cũng tùy thuộc vào mỗi quốc gia.

 

Ở Thái, một bữa ăn có thể sẽ tốn của bạn khoảng 1 đô la Mỹ. Một ly bia thì có thể đắt hơn một chút. Sống ở Thái Lan thực sự không hề đắt đỏ. Khi ở Bangkok, căn hộ của tôi chỉ tốn khoảng 150 đô la/tháng tiền thuê nhà. Tuy nhiên, nếu đi du lịch đến Singapore ngay gần đó, bạn sẽ thấy mức sống khác biệt rõ ràng.

 

Nói về học kỳ du học của tôi tại Thượng Hải. Học phí cộng với phí thuê nhà thấp hơn cả 1/3 chi phí của một học kỳ tại Boston, tương đương vào khoảng 12.000 đô la Mỹ so với 40.000 đô la Mỹ.

 

3. Dễ đi lại

 

Nếu châu Âu có hàng không giá rẻ có Ryan Air thì châu Á cũng có những hãng hàng không tiện lợi, giá cả phải chăng cho mọi người. Hầu hết các nước châu Á đều có xe bus, tàu lửa và máy bay, kết nối mọi điểm đến khắp nơi lại với nhau. Thế nên, bạn hoàn toàn có thể tổ chức những chuyến du lịch đến các nước láng giềng trong khu vực chỉ trong vòng một cuối tuần – điều này càng thuận tiện hơn nếu bạn sống ở các thành phố lớn. 

 

Tôi đã đi dọc Thái Lan (từ đầu này qua đầu kia) chỉ với 6 đô la Mỹ, bằng phương tiện tàu lửa.

 

Vấn đề ở còn rẻ hơn nữa. Tôi đã chỉ phải trả có 1 đô la Mỹ cho phòng trọ tập thể của mình ở Campuchia.

 

4. Vẫn có những rào cản ngôn ngữ cho bạn vượt qua

 

Đây là điều mà ai cũng muốn được trải nghiệm khi đi học ở nước ngoài.

 

Trước khi đưa ra quyết định đi học tại Trung Quốc, tôi thực sự cũng có một phương án khác: Úc. Rồi sau đó, chính bà tôi là người đã khiến tôi nghĩ khác, với thông điệp: “Tại sao con lại chọn đến một nơi mà không có rào cản ngôn ngữ như Úc? Con đang là sinh viên mà. Hãy thử thách chính mình”.

 

5. Con người thân thiện

 

Nhìn chung, tất cả những người mà tôi gặp được ở châu Á đều rất cởi mở với người phương Tây. Họ luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi khi có thể.

 

Văn hóa Đông Á nhìn chung là điềm tĩnh và mọi người ít khi bày tỏ cảm xúc của mình. Việc bày tỏ sự tức giận ở nơi công cộng là điều không phổ biến đối với họ. Thế nên, ai ai ở đây cũng rất niềm nở và vui vẻ.

 

6. Văn hóa phương Tây kề cạnh

 

Mặc dù bị mê mẩn bởi Á châu, nhưng tôi cũng phải thừa nhận rằng đôi khi vẫn bị nhớ ẩm thực Mỹ. Thật may là tôi có thể tìm thấy đồ ăn Mỹ khắp nơi.

 

Những chuỗi cửa hàng như McDonald’s, Krispy Kreme, Subway, Cold Stone Creamery… chưa kể đến những phương án như quán nướng hay các nhà hàng kiểu Âu cũng đều có mặt ở đây.

 

Ngoài ăn uống, hầu hết các thành phố của châu Á cũng đều có các khu vui chơi, mua sắm, giải trí để lựa chọn.

 

7. Những trải nghiệm thực tế

 

Trải qua những tình huống khó khăn và kỳ lạ chính là điều hay ho nhất trong suốt cả hành trình. Những kinh nghiệm này đã dạy tôi sự kiên nhẫn và khả năng thích nghi.

 

Để tìm đường về nhà sau khi đi pub ở London thì chẳng phải là một thử thách đáng kể, nhưng hỏi đường ở Hà Nội lại là một chuyện khác. Thể nào bạn cũng sẽ bị lạc! Hoặc tệ hơn, có thể bạn sẽ bị giựt mất iPhone khi đang hỏi đường. Điều này đã xảy đến với chính tôi.

 

Sống ở Việt Nam mà không có điện thoại trong tay thật sự là một thử thách, nhưng chính những thử thách đó đã giúp tôi trưởng thành hơn nhiều.

 

Nguồn: Thoughtcatalog

Share.

Leave A Reply