Du học sinh Canada được phép nâng thời gian làm thêm lên 20h mỗi tuần

0

Sẵn sàng du học – Năm 2018, Bộ di trú Canada (CIC) đã thông qua điều luật mới cho phép du học sinh làm thêm ngoài trường khi vẫn ngồi trên giảng đường. Theo đó, sinh viên quốc tế được quyền đi làm thêm 20h/tuần khi du học tại Canada.

Điều này vô cùng có lợi với sinh viên quốc tế nới riêng cũng như sinh viên Việt Nam nói riêng.

lam-them-tai-uc

Tuy nhiên để có thể làm thêm bạn cần đáp ứng một số điều kiện sau:

  • Nộp đơn xin cấp giấy phép làm việc. Sinh viên được phép làm việc tối đa 20h/tuần hoặc lên tới 40h/tuần vào các kỳ nghỉ. Thông thường, mức lương lao động tối thiểu với sinh viên là 10,5 CAD/giờ, trung bình mỗi tháng mức thu nhập bình quân tháng của sinh viên là 880 CAD, khá dư dả khi chi phí sống thực tế tại Canada mỗi tháng chỉ vào khoảng 400 – 600 CAD/tháng (tùy theo từng khu vực).
  • Sinh viên có kết quả học tập tốt đang theo học toàn thời gian ít nhất 1 năm tại các trường Đại học/học viện tại các tỉnh đã ký thoả thuận với CIC (kèm theo giấy chứng nhận từ nhà trường).
  • Sinh viên không theo học các chương trình học bổng được cấp bởi chính phủ Canada hoặc các khoá học tiếng Anh/ tiếng Pháp.

Ngành nghề cụ thể trong chương trình cấp visa nhanh diện Global Talent Stream

Có hai loại của diện GTS dành cho các công ty có mức tăng trưởng cao và người lao động trong những ngành nghề hiện có nhu cầu cao. Diện GTS dành cho các công ty đáp ứng một trong hai tiêu chuẩn sau.

Loại A: Những công ty có thể chứng minh nhu cầu cần tuyển dụng người lao động ngoại quốc với các kỹ năng cụ thể để tăng trưởng doanh nghiệp; những công ty này có thể được các tổ chức đối tác được định danh của cơ quan Việc làm và Phát triển Xã hội Canada (ESDC) giới thiệu cho chương trình thí điểm diện GTS.

sinh-vien-lam-them

Loại B: Diện GTS cũng dành cho những người lao động ngoại quốc có các kỹ năng cụ thể đang có nhu cầu cao như kỹ sư phần mềm, chuyên viên phát triển trang web, và chuyên viên thiết kế truyền thông kỹ thuật số. Cụ thể như sau:

Những công ty hội đủ tiêu chuẩn sẽ được ưu tiên xử lý hồ sơ nộp theo diện GTS, và người lao động ngoại quốc nộp đơn xin tuyển dụng vào những công ty đó sẽ được xét cấp giấy phép làm việc trong vòng 2 tuần, theo một thông cáo báo chí của chính phủ. Những thân nhân trong gia đình trực tiếp của những người lao động có kỹ năng (skilled worker) đó cũng sẽ đủ tiêu chuẩn được giải quyết hồ sơ nhanh hơn.

Những công ty muốn tuyển dụng lao động thông qua chương trình GTS phải đóng lệ phí $1.000 cho mỗi vị trí, và không được phép buộc người lao động ngoại quốc tạm thời trả lệ phí đó. Theo thông tin từ trang mạng của ESDC, các công ty “được khuyến khích tuyển dụng công dân và thường trú nhân Canada trước khi tuyển người lao động ngoại quốc tạm thời”, và phải mô tả các nỗ lực tuyển dụng nội địa đó trong quy trình nộp hồ sơ theo diện GTS.

danh-sach-nghe-loai-b

Một số trường hợp miễn giấy phép làm việc

Từ thứ Hai 12/6/2017, những người lao động có kỹ năng (skilled worker) hội đủ tiêu chuẩn cũng sẽ được phép lưu trú ở Canada trong thời gian ngắn mà không có giấy phép làm việc, trong 2 tuần cho mỗi sáu tháng ở Canada hoặc 4 tuần cho mỗi 12 tháng ở Canada.

Những nhà nghiên cứu ngoại quốc sẽ được lưu trú ở Canada mà không có giấy phép làm việc trong 4 tháng cho mỗi năm ở Canada, nếu họ đang làm nghiên cứu tại một tổ chức giáo dục công lập hoặc viện nghiên cứu trực thuộc.

Theo tài liệu thông tin căn bản của Bộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC), những công ty nộp đơn tham gia chương trình GTS sẽ phải lập một “Kế hoạch Lợi ích Thị trường Lao động” (“Labour Market Benefits Plan”).

Kế hoạch này cần giải thích “những cam kết có thể đo lường của chủ sử dụng lao động về việc tạo ra những lợi ích lâu dài cho thị trường lao động Canada thông qua những hoạt động như tạo ra việc làm, đầu tư vào huấn luyện và phát triển kỹ năng, hoặc chuyển giao tri thức cho người Canada.”

Giới công nghệ háo hức

Các công ty công nghệ Canada đang háo hức đón chờ chương trình mới này của chính phủ liên bang để đẩy nhanh quy trình chiêu mộ tài năng ngoại quốc. 

Bộ trưởng lao động Patty Hajdu nói với nhật báo The Globe and Mail, “Các công ty đã nói với chúng tôi rằng nếu đó là quy trình rất lâu, họ mất cơ hội tuyển dụng người đó.”

Hãng công nghệ Unbounce ở Vancouver quá hiểu quy trình này. Giám đốc vận hành Sascha Williams nói, “Ở Unbounce có nhiều trường hợp chúng tôi đã phỏng vấn các kỹ sư có kỹ năng rất muốn tới Canada làm việc cho công ty chúng tôi, để rồi phải đợi sáu tháng hoặc lâu hơn mà chẳng thấy bóng dáng visa đâu.” Trong nhiều trường hợp, ứng viên không thể đợi được nên đành bắt đầu tìm việc ở chỗ khác.

Tuy nhiên, do bầu không khí chính trị ở Mỹ, và danh tiếng của Canada về chất lượng cuộc sống, có lẽ chưa bao giờ dễ hơn để thuyết phục những tài năng này – trong đó có những người nằm trong số ít ỏi tài năng trên thế giới có những kỹ năng được săn đón đó – tới làm việc ở Canada.

Shoshana Green, luật sư partner tại hãng luật di trú Green and Spiegel LLP ở Toronto, nói, “Thế giới ngày càng thu hẹp lại, và để Canada có khả năng cạnh tranh, chúng ta cần mở cửa đón chào những người giỏi nhất, và giúp cho doanh nghiệp Canada tuyển được người giỏi nhất cho vị trí cần tuyển.”

Luật sư Green đã làm việc với một số công ty Canada tăng trưởng nhanh để nhập khẩu tài năng ngoại quốc, để rồi va phải quy trình di trú hết sức quan liêu hành chính. Quy trình này dựa trên việc chứng minh cả hai điều: 1) ở Canada không có ai khác có thể làm được công việc đó, và 2) nền kinh tế Canada sẽ có lợi nhờ việc tuyển dụng tài năng nước ngoài đó. Hai yếu tố đó cùng nhau gây chậm trễ đáng kể cho quy trình này, theo bà Green. “Các doanh
nghiệp cần biết nhanh: Tôi có thể đưa người này tới Canada được hay không?”

Bộ trưởng Hajdu, cùng với bộ trưởng sáng tạo Navdeep Bains, đã dành nhiều tháng gặp gỡ các thành phần trong ngành công nghệ ở Canada để đánh giá cách tiếp cận tốt nhất cần áp dụng cho Dòng Tài năng Toàn cầu (Global Talent Stream, tức là visa giấy phép làm việc) của chương trình Lao động Ngoại quốc Tạm thời. Một trong những tổ chức mà hai bộ trưởng này tham vấn là Hội đồng Những nhà sáng tạo Canada (Council of Canadian Innovators, CCI), một tổ chức vận động hành lang trẻ do John Ruffolo, tổng giám đốc OMERS Ventures, và Jim Balsillie, cựu
chủ tịch và đồng tổng giám đốc BlackBerry, khởi xướng.

Trọng tâm của CCI về visa một phần là để phản ứng lại một quyết định của chính phủ vào năm 2014 cho phép Microsoft được miễn trừ một quy định quan trọng trong quy trình cấp giấy phép làm việc. Nhờ sự miễn trừ này, Microsoft đã đưa được hàng trăm nhân viên ngoại quốc tới British Columbia mà không cần phải tìm trước xem có người Canada nào làm được những công việc đó. CCI hiện đại diện cho lợi ích của 70 tổng giám đốc Canada và do giám đốc Benjamin Bergen đứng đầu.

Trong một email, ông Bergen nói rằng chương trình visa giấy phép làm việc sẽ giúp đẩy nhanh sự tăng trưởng của các doanh nghiệp Canada: “Do có quá ít người tại Canada có kinh nghiệm đưa quy mô các công ty từ hàng triệu lên tới hàng tỷ đô-la, quy trình mới này sẽ giúp các công ty nội địa thu hút được tài năng hàng đầu.” Ông cũng nói rằng sự tăng trưởng đó rốt cuộc sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho người Canada.

Như bộ trưởng Hajdu nhận xét, khả năng của một công ty trong việc đẩy tăng trưởng lên cấp độ kế tiếp có thể dựa hoàn toàn vào một người có những kỹ năng vô đối. Bà nói, “Khi những công ty này tăng trưởng, họ tuyển dụng người Canada.”

Những công ty này cũng là một nguồn tạo việc làm cho giới trẻ. Khi bà bộ trưởng họp với hãng Unbounce tại trụ sở ở Vancouver hồi đầu năm nay, bà bất ngờ khi biết nhiều nhân viên của hãng dưới 30 tuổi. Do hiện nay có nhiều người cao niên hơn trẻ em ở Canada, có nhu cầu lớn hơn để tuyển lao động ngoại quốc để đảm trách các vị trí có chất lượng cao. Về phần mình, Unbounce nói hãng sẽ dùng chương trình dòng tài năng toàn cầu để tuyển các vị trị kỹ thuật và chuyên gia khó tìm được người.

Tuy nhiên, bộ trưởng lao động cũng cẩn trọng nói rằng quy trình mới không phải là “cửa sau” để ưu tiên cho lao động ngoại quốc hơn người Canada. Luật sư di trú Green nói rằng dù sao không đáng ngại về điều đó. “Rốt cuộc việc làm cho người Canada vẫn là ưu tiên số một, và một công ty hẳn nhiên chẳng ra nước ngoài nếu họ chẳng buộc phải làm như vậy – vì như vậy tốn công hơn và thêm chi phí cho họ.”

Thái Hải (SSDH) – Theo Báo Canada

Share.

Leave A Reply