Đừng giới hạn bản thân khi nói ‘Tôi không biết’ vì câu ‘I don’t know’

0

SSDH – Bên cạnh câu ‘I don’t know’, bạn còn có nhiều cách diễn đạt khác trong những ngữ cảnh nhất định.

 

Đừng giới hạn bản thân khi nói Tôi không biết bằng câu I dont know

 

Dunno /dəˈnəʊ/: Tôi không biết

 

Đây là cách nói rút gọn của ‘I don’t know’, được dùng trong giao tiếp ngày thường, đặc biệt là với những đứa trẻ không muốn trả lời, nói chuyện với bố mẹ nên nói qua quýt.

 

Ví dụ: When do you have to submit this essay? – Dunno. I can’t remember. Khi nào con phải nộp bài văn này. – Con không biết, con không nhớ nữa.

 

I have no idea/I haven’t a clue/I haven’t the faintest idea: Tôi không có ý tưởng, hình dung nào cả

 

Câu nói này dành cho trường hợp bạn không có thông tin, manh mối và cũng không đoán được câu trả lời của một câu hỏi nào đó.

 

Ví dụ: What time does the film start? – I have no idea. Why don’t you call the cinema? Bộ phim bắt đầu khi nào nhỉ? – Chịu, sao cậu không gọi hỏi cho rạp chiếu?

 

Đừng giới hạn bản thân khi nói Tôi không biết bằng câu I dont know

 

How should I know?/Don’t ask me/Search me: Làm sao tôi biết

 

Cách diễn đạt này dành cho trường hợp bạn không biết câu trả lời và cảm thấy bị làm phiền với người hỏi.

 

Ví dụ: Who left this mess on the table? – How should I know? I’ve only just come home. Ai bày bừa trên bàn thế này? – Làm sao con biết được, con vừa mới về.

 

Who knows?/It’s anyone’s guess: Ai biết

 

Cách diễn đạt này dành cho những câu hỏi mà bạn không biết câu trả lời vì chẳng ai có thể trả lời cả.

 

Ví dụ: Will they ever find the missing aircraft? – Who knows? The search been going on for such a long time now. Họ sẽ tìm thấy chiếc máy bay mất tích không nhỉ – Ai biết? Cuộc tìm kiếm vẫn tiếp tục trong một thời gian dài nữa.

 

Ví dụ: So what’s going to happen now? – That’s anyone’s guess. Điều gì sẽ xảy ra từ đây – Ai mà đoán được.

 

Đừng giới hạn bản thân khi nói Tôi không biết bằng câu I dont know

 

Your guess is as good as mine: Cậu đoán cũng như tớ đoán thôi

 

Cách nói này dành cho trường hợp bạn muốn nhấn mạnh rằng cả người hỏi lẫn bạn đều biết ít như nhau.

 

Ví dụ: Do you think we will be able to book the restaurant for Friday? – Your guess is as good as mine. Cậu nghĩ chúng ta có đặt được bàn ăn ở nhà hàng vào thứ sáu không? Cậu đoán thì cũng như tớ thôi.

 

It/What beats me: Chẳng hiểu nổi

 

Cách nói này dành cho khi bạn muốn không hiểu, không biết hành vi của ai. Trong tiếng Việt thường có kiểu nói ‘Có đánh chết tôi cũng không hiểu vì sao…’.

 

Ví dụ: What beats me is why she stays with him. Có đánh tôi cũng không hiểu sao cô ấy lại ở cùng anh ta.

 

Not as far as I know: Không chắc lắm

 

Câu trả lời này dành cho trường hợp khi bạn tin rằng, có một chút căn cứ để trả lời câu hỏi, nhưng không chắc. Đáp án đúng cũng có thể khác vì bạn không có đầy đủ thông tin.

 

Ví dụ: Has Clive left the company? I haven’t seen him for ages. – Not as far as I know, but I haven’t seen him recently either. Clive nghỉ việc công ty rồi à? Lâu rồi tôi chưa gặp cậu ấy – Cũng không chắc lắm, nhưng tôi cũng chưa gặp cậu ấy lâu rồi.

 

 

Nguồn: Vnexpress

Share.

Leave A Reply