Hãy nghe bí quyết học tiếng Anh của một CEO nói được thành thạo 7 ngôn ngữ

0

SSDH – Bạn từng cảm thấy bất lực trước ngoại ngữ mà mình đang học? Bạn đã rất nỗ lực nhưng nó chẳng đi đến đâu? Bạn có một lượng lớn từ vựng, bạn đọc hiểu được chúng nhưng khi nói, bạn lại cảm thấy băn khoăn tại sao bạn không thể phát âm giống như người bản ngữ?

Tôi cũng có cảm giác này khi tôi bắt đầu học tiếng Anh từ nhiều năm trước. Đó là thứ ngôn ngữ khác biệt hoàn toàn với tiếng mẹ đẻ của tôi – tiếng Hungary và sau khi đạt được đến mức độ trên trung bình, tôi đã tự hỏi liệu tôi có thể nói giống như một người bản địa.

Khi tôi nhận ra điều này, quá trình học tiếng Anh của tôi ngay lập tức đã có động lực mới. Tôi đã có thể viết các bài báo bằng tiếng anh cho người bản ngữ, nói chuyện tại một hội nghị mà không cần phải ngẫm nghĩ dùng từ nào cho đúng, và dễ dàng thảo luận về bất cứ chủ đề nào.

shutterstock_169902791

Thành thạo tiếng Anh là một món quà không thể tin được trong cuộc đời tôi – Ảnh minh họa

Thành thạo tiếng Anh là một món quà không thể tin được trong cuộc đời tôi. Tôi có được một tư duy mới, cảm xúc mới và cách suy nghĩ mới. Ngữ nghĩa văn hóa đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình này. Nhưng nhiều bạn sẽ thắc mắc vậy ngữ nghĩa văn hóa là gì?

Nói một cách đơn giản, ngữ nghĩa văn hóa là một nghiên cứu về nghĩa của từ, cụm từ và sự liên hệ của chúng đến văn hóa. Có rất nhiều từ trong một ngôn ngữ là độc nhất vô nhị, chúng không thể được dịch một cách chính xác sang những ngôn ngữ khác. Mỗi từ đều có một phạm vi ý nghĩa, hình ảnh và sự liên kết mà bạn không thể thể hiện bằng một ngôn ngữ mới.

Ví dụ, trong tiếng anh có từ “patronize”, “fun” và cụm từ “common sense”, tất cả những từ này đều phản ánh cảm xúc và văn hóa của người Anh (Mĩ). Chúng không thể được dịch một cách đơn giản sang tiếng mẹ đẻ của tôi, bởi người Hungary lại có cách biểu lộ cảm xúc khác, một tư duy khác và nó được phản ánh trong ngôn ngữ của chúng tôi.

Đó là một trong những lý do chính rằng tại sao việc ghi nhớ từ ngữ trở nên không cần thiết khi bạn muốn sử dụng thành thạo một ngoại ngữ mới.

Những quy tắc văn hóa bí mật ẩn dấu đằng sau những từ và cụm từ tiếng Anh giao tiếp hàng ngày

Như tôi được biết, có vô số từ vựng tiếng Anh không có những từ tương ứng trong ngôn ngữ Hungary hay ngôn ngữ ở các nước Châu Âu khác. Đó là vì họ đã nắm bắt những khía cạnh tâm lý của người Anh và người Mĩ – cái mà không được thể hiện trong văn hóa các nước Châu Âu khác.

“Reasonable”: Một từ mà có hàng nghìn cách thể hiện như reasonable doubt, reasonable guy, reasonable time, reasonable request và rất nhiều cách thể hiện khác nữa.

Đây là một khái niệm văn hóa cụ thể, phạm vi sử dụng của nó rất khó để có thể hiểu và nắm vững đối với một người không phải là dân bản địa.

“Make a difference”: Cụm từ này thực tế không tồn tại ở hầu hết các ngôn ngữ tôi biết.

“Fun”: Trước đó, tôi chưa từng bắt gặp một từ nào trong bất kỳ một ngôn ngữ nào có thể mô tả hình ảnh của những hoạt động thú vị từ việc đi mua sắm cho đến việc nghe một bài diễn thuyết rộng lớn và uyên bác đến vậy.

Những tư duy văn hóa được ghi lại bằng tiếng Anh

Những từ làm mềm câu nói: A little bit, quite, rather, really, probably, presumably, I think, evidently, obviously, as far as I know và nhiều từ khác là một đặc điểm đặc biệt của ngôn ngữ Anh. Nếu bạn không sử dụng chúng, câu nói của bạn sẽ trở nên đột ngột, vội vã, khiếm nhã và thậm chí là không có giáo dục.

Sự tiếp cận gián tiếp: có rất ít các nền văn hóa Châu Âu có thể diễn tả ý nghĩa theo một cách tinh tế và gián tiếp như tiếng Anh. Trước khi nói điều gì đó bạn phải suy nghĩ cẩn thận xem liệu nó có làm tổn thương đến cảm xúc của người khác không, hay những bình luận của bạn có bị xem là tò mò không?

Suy nghĩ tích cực: nhiều người chắc chắn rằng suy nghĩ một cách tích cực là một điều rất cần thiết của nền văn hóa Anglo – Saxon và nó đã được ghi dấu vào kết cấu của ngôn ngữ Anh. Ta có thể thấy rõ ràng từ cách mà nhiều nhà diễn thuyết Anh đã thay thế những từ ngữ mang tính tiêu cực như “problem” bằng những từ ngữ có tính tích cực hay trung lập như “challenge” hay “issue”. Suy nghĩ tích cực là cách tiếp cận hoàn hảo.

Culture hacking: Bí quyết thực sự để làm chủ ngôn ngữ

OSHC la gi

Bí quyết làm chủ ngôn ngữ – Ảnh minh họa

Học ngoại ngữ không phải về việc ghi nhớ các chuỗi âm thanh ngẫu nhiên cho đến khi bạn có thể thốt ra một cách tự động.

Học ngoại ngữ không phải là hành trình bạn đổ mồ hôi trên các quy tắc ngữ pháp và cố gắng áp dụng chúng mỗi khi bạn nói.

Học ngoại ngữ là việc bạn khám phá ra vẻ đẹp của các nền văn hóa khác. Nó giống như một cuộc du lịch đến đất nước xa lạ. Nó phải được thúc đẩy bởi sự quyến rũ của một nền văn hóa mới.

Khi bạn đi qua những vùng đất mới, bạn hòa mình vào bầu không khí của một dân tộc khác, bạn đắm mình trong lịch sử, âm nhạc và ẩm thực. Tại mỗi nơi bạn đi qua đều có một điều gì đó làm cho bạn dừng lại, mỉm cười và ngẫm nghĩ.

Làm chủ một ngoại ngữ cũng giống như vậy. Dù bất kể bạn học ngôn ngữ nào, hãy để cho nhịp đập của một nền văn hóa mới chảy qua các tĩnh mạch trong bạn.

Thái Hải (SSDH) – Theo Genk

Share.

Leave A Reply