Học gì để định cư New Zealand?

0

Sẵn sàng du học – Đây có lẽ là câu hỏi của phần đông của tất cả mọi người khi có ý định du học New Zealand. Thắc mắc thì rất nhiều nhưng không có ai có câu trả lời hoàn toàn chính xác cho bạn.

Quá trình ứng tuyển cũng như tuyển sinh của các trường tại New Zealand là khá dễ dàng - Ảnh minh họa

Học gì để định cư New Zealand? – Ảnh minh họa

Theo thang điểm 160 điểm như hiện tại thì những người không có bằng cấp thì cho dù có kinh nghiệm làm việc 10 năm cũng chưa chắc có cơ hội định cư. Vì vậy bạn cần xác định phải học để lấy BẰNG CẤP cho đủ điểm apply Resident, cách tính điểm cho các trường hợp cơ bản các bạn có thể tham khảo tại đây:

Nên học ngành gì? 

1. Từ kinh nghiệm của những người đi trước:

Những người làm nghề xây dựng, họ kiếm được nhiều tiền thì sẽ bảo bạn học nghề xây dựng. Mấy anh chị chủ shop Nail thì bảo bạn đi học Nail. Mấy anh làm đầu bếp định cư thì bảo bạn đi học Cookery. Mấy bạn đang làm cho các nhà máy chế biến thịt hay làm sò, làm sứa… thì lại bảo bạn đi làm nghề này đi vì lương cao. Những anh IT tìm được việc làm thì bảo bạn đi học IT…Mỗi người sẽ có 1 ý kiến khác nhau. Các bạn nên lưu ý, việc để làm khác với việc để định cư nhé. Ví dụ: làm nail (làm thợ) thì không định cư được, nhưng làm quản lý shop nail thì có thể apply Resident Visa.

2. Từ cơ hội định cư:

Danh sách những ngành nghề được định cư nhiều nhất tại New Zealand mình đã từng post trong nhiều bài. Các bạn có thể lựa chọn trong danh sách đó để tìm ngành học. Tuy nhiên cần lưu ý: có thể ngành đó phù hợp với nhiều người nhưng chưa chắc đã phù hợp với bạn.

Ví dụ 1: những bạn yêu nghề dạy trẻ nhưng không đáp ứng được yêu cầu IELTS 7.0 thì cần phải cân nhắc. Có trường họ cho bạn học Diploma rồi chuyển tiếp lên Bachelor, nhưng nếu bạn không có IELTS 7.0 thì bạn không lấy được bằng và không thể có Registered để hành nghề.

Ví dụ 2: nhiều bạn suy nghĩ: New ZealandZ là đất nước nông nghiệp nên có thể cơ hội làm farm nhiều. Điều này không sai. Nhưng như phía trên mình có viết, việc để làm khác với việc có thể apply Resident Visa. Trong list những ngành nghề được định cư nhiều nhất có thể tìm thấy liên quan đến farm đó là DAIRY CATTLE FARMER. Với ngành nghề này bạn cần có tối thiểu bằng ĐH hoặc kinh nghiệm 5 năm làm việc và rất nhiều điều kiện khác mới có thể apply Resident Visa. Rất ít trường tại New Zealand đào tạo bậc ĐH ngành này, chỉ có mấy trường ĐH lớn nên học phí sẽ rất cao (khoảng 30 nghìn/ năm). Hy vọng sau bài viết này các bạn sẽ hiểu vì sao mình không hướng các bạn đi học ngành này.

Ví dụ 3: tỷ lệ thành công apply ngành Registered Nurse (age care) – thuộc Top 4 những ngành được định cư nhiều nhât – có tỷ lệ thành công gần như tuyệt đối: trên 99%. Nhưng yêu cầu IELTS 6.5 each band và học khó + thực hành khó + đi làm vất vả. Chỉ phù hợp với những bạn thực sự yêu nghề.

3. Học theo xu hướng

Đó là những bạn quen với những ngành nghề mà dân Châu Á nói chung thường hay học, đó là những ngành nghề phổ biến như: Business, Management, Accounting, IT, Marketing…Bởi vì những ngành này nói chung là làm “dân văn phòng”, thứ 2 nữa là cho dù không định cư được thì cũng có bằng cấp của New Zealand để về VN tìm việc hoặc về để tiếp quản sự nghiệp nào đó còn đang chờ.

4. Từ những người đã định cư

Như bài viết thông kê mà mình đã viết ngày 25/09/2016. Những ngành nghề mà người VN mình đã định cư nhiều nhất trong 10 năm qua như sau:

  • Đứng đầu danh sách về số lượng định cư thuộc về Manager chiếm 20,6% bao gồm Cafe and Restaurant Manager, Retail Manager, Hair or Beauty Salon Manager, Office Manager…
  • Đứng thứ 2 danh sách thuộc về Cookery và Bakery chiếm 19,5% bao gồm Chef, Baker…
  • Đứng thứ 3 thuộc về ICT and Computing chiếm 14,2% bao gồm ICT Systems Test Engineer, ICT Project Manager, Software Engineer, Systems Software Engineer, Website Developer, ICT Support Technicians nec, ICT Customer Support Officer, Information Systems Technician…
  • Đứng thứ 4 thuộc về nhóm ngành Finance and Accounting chiếm 9,3% bao gồm Accountant (General), Management Accountant, Finance Broker, Taxation Accountant, Financial Investment Adviser…
  • Đứng thứ 5 thuộc về nhóm ngành Engineering chiếm 6,4% bao gồm Structural Engineer, Civil Engineer, Telecommunications Engineer, Mechanical Engineer…

5. Chọn những ngành học lương cao

Nhiều bạn chọn ngành học với mục đích sau này có mức lương cao. Nếu bạn tự tin có thể thực hiện được giấc mơ của mình thì có thể tham khảo link sau để biết ngành học nào có mức lương cao nhất ở New Zealand.

6. Chọn ngành học mà bạn hiện đang có công việc liên qua

Trong thời gian đi học, phần lớn các bạn đều có công việc làm part time. Trong số đó có những ngành nghề có thể apply Resident và có những ngành không thể/ rất khó để apply Resident. Vì vậy nếu chỉ vì cơm áo gạo tiền thì các bạn cứ chọn nhưng ngành phù hợp với bạn. Nhưng nếu xác định đi làm để định cư thì nên cân nhắc ngành nghề mình sẽ theo ngay từ đầu để có thời gian học nghề và có thời gian “cống hiến” cho chủ để họ happy giúp giấy tờ cho bạn sau này.

Lưu ý: các bạn làm trong các công ty thuộc franchise sẽ gần như không có cơ hội apply (Mc Donal, KFC, The coffee club, Tank Juice…)

7. Học theo sở thích cá nhân

Học-tập-tại-New-Zealand.jpg

Học theo sở thích cá nhân – Nguồn Internet

Mỗi người sẽ có mỗi khả năng khác nhau. Có người thích làm môi trường được giao lưu với mọi người, hoặc chỉ thích ngồi 1 chỗ. Có những người chỉ yêu những con số, và tất nhiên có những người chỉ có thể làm những việc mà người khác không làm được như mấy ngành năng khiếu.

Bạn có thể theo dõi trên các trang tìm việc ví dụ như Seek, Trademe… để xem ngành nghề mình yêu thích có nhiều cơ hội việc làm hay không. Yêu cầu của họ ra sao để biết mình cần phải chuẩn bị những gì. Sau đó bạn xem yêu cầu/ điều kiện của khóa học xem bản thân có thể đáp ứng được không.

8. Học theo kinh nghiệm đã có

Trong số các bạn đi du học, có rất nhiều người đã đi làm nhiều năm ở các nước, đó cũng là thế mạnh của các bạn.

Bạn cần liệt kê những ngành bạn có thể học, sau đó cân đối thời gian và tài chính xem có khả năng học ngành đó để định cư không. Như phía trên mình có viết, có nhiều ngành yêu cầu bậc ĐH hoặc cao hơn mới có thể apply. Lưu ý: những ngành ít người học sẽ chỉ có ở trường ĐH lớn với mức học phí cao (từ 30k – hơn 70k/ năm) vì vậy nó không phù hợp với những bạn có tài chính hạn hẹp. Ngoài ra ở 1 số ngành sẽ yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề nên không phải ra trường là có thể apply được.

9. Đi theo học bổng

Mình đã post rất nhiều học bổng trên FB và Group Học Bổng Du Học Định Cư New Zealand. Phần lớn là học bổng ở các trường tư. Trường công lập không có nhiều học bổng, nếu có thì điều kiện của họ cũng rất cao. Còn các trường tư để thu hút học sinh thì họ có nhiều học bổng ưu đãi tại từng thời điểm cho từng quốc gia. Những bạn muốn đi theo học bổng toàn phần của chính phủ cũng có thể tìm lại bài viết mình đã viết trước đây.

Nhưng xin lưu ý học bổng chính phủ có ràng buộc phải chờ về sau khóa học, đồng nghĩa bạn không có cơ hội tìm việc để định cư tại New Zealand.

Hy vọng sau bài viết này các bạn sẽ chọn được hướng đi phù hợp cho bản thân.

Thái Hải (SSDH) – Theo Lena Lan/ hocbongnz.com

Share.

Leave A Reply