Học phí, chính sách thắt chặt thị thực khiến sinh viên quốc tế đến Anh giảm

0

SSDH – Đã có sự giảm sút lượng sinh viên quốc tế – con số sụt giảm đầu tiên trong vòng 29 năm qua – dấy lên một câu hỏi dành cho Chính phủ và các trường đại học Anh quốc.

 

Theo một nghiên cứu do Cơ quan Quản lý Quỹ giáo dục các trường đại học Anh (HEFCE) thực hiện khảo sát cho thấy, hiện nay số lượng sinh viên đăng ký theo học chương trình sau đại học tại Anh quốc giảm 1% tương đương với 1.000 thí sinh vào giữa mùa tuyển sinh 2010-2011 và 2012-2013.

 

Học phí, chính sách thắt chặt thị thực khiến sinh viên quốc tế đến Anh giảm

 

“Điều này trái ngược hoàn toàn với những năm trước khi số lương sinh viên quốc tế theo học chương trình giảng dạy sau đại học luôn đạt mức hai con số. Số sinh viên từ Ấn Độ và Pakistan đến Anh giảm mạnh nhất kể từ năm 2010 nhưng lại gia tăng tại một số quốc gia khác trong cùng thời điểm. Đồng thời, số sinh viên đến từ các nước Liên minh châu Âu học đại học toàn thời gian tại Anh nhưng đóng mức học phí như sinh viên Anh quốc cũng giảm gần 1/4 trong năm học 2012-2013. HEFCE đổ lỗi rằng việc tăng học phí trong những năm học nói trên lên 9.000 bảng (tương đương 14.900 đô la Mỹ) đã gây ra sự sụt giảm này”.

 

Liệu có phải vị thế giáo dục của Anh đang bị đe dọa?

 

Có, người ta lo lắng các trường đại học Anh đang có sự suy giảm vị trí so với nhu cầu giáo dục xuyên quốc gia trên toàn cầu – và quả thực Anh quốc hiện không còn là một trong những điểm đến học tập hàng đầu trên thế giới nữa. 

 

Năm học 2011-2012, theo ước tính trị giá “xuất khẩu” dựa trên dịch vụ tuyển sinh sinh viên quốc tế đạt khoảng 10 tỉ bảng (tương đương 16.6 tỉ đô la Mỹ).

 

Các trường đại học Anh ngày càng trở nên phụ thuộc vào việc tuyển dụng quốc tế. Đặc biệt là hệ sau đại học, bậc học có số lượng lớn sinh viên không thuộc các nước Châu Âu theo học vượt cao đáng kể so với sinh viên trong nước kể từ năm 2007-2008.

 

Còn các chính sách giáo dục tác động như thế nào?

 

HEFCE xác định có hai chính sách không đồng nhất ảnh hưởng đến hai lĩnh vực tuyển sinh sinh viên quốc tế.

 

– Việc tăng lệ phí đối với sinh viên thuộc Liên minh Châu Âu – phải đóng mức phí như sinh viên Anh quốc khiến họ lựa chọn học tập tại các nước khác hoặc các quốc gia trong khối hơn là đến Anh.

 

– Chính sách thị thực-việc làm dành cho sinh viên quốc tế. Dường như sinh viên quốc tế không đến từ Châu Âu đang vấp phải sự ngăn cản của Chính phủ trong chính sách kiểm soát nhập cư bất chấp sự phản đối của các Bộ trưởng cho rằng: những hạn chế thị thực – việc làm cho sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp, phỏng vấn nhập cư cơ bản, chính sách “mở rộng kinh doanh” của các trường đại học tạo nên một làn sóng ngăn cản Anh quốc không còn là một môi trường học tập quốc tế thân thiện.

 

Anh có thua đối thủ cạnh tranh không?

 

Có, ngược lại với Anh, Hội đồng Quản lý Sau Đại học Hoa Kỳ cho hay, lượng sinh viên quốc tế đến học chương trình sau đại học tại Mỹ tăng 10% vào năm 2013 và chủ yếu là tăng lượng sinh viên đến từ Ấn Độ, mức tăng đạt 40%.

 

Còn với Úc, mùa tuyển sinh 2013-2014 cũng tăng rất nhiều sinh viên ở mọi cấp học đến từ Ấn Độ, mức tăng đạt 66% =  3.353 sinh viên và từ Pakistan, mức tăng đạt 46% = 846 sinh viên.

 

Và nếu so sánh với các nước khác cho thấy tỉ lệ tuyển sinh của họ rất cao hơn Anh với tỉ lệ đăng ký nhập học giáo dục cao học trong năm 2012-2013 ước tính khoảng 38% ở Úc, 31 % ở Mỹ và 33% ở Đức.

 

Kết luận là

 

“Nền giáo dục đại học Anh, nhìn chung, vẫn rất  phổ biến và hấp dẫn trên toàn thế giới nhưng sự suy thoái vẫn là hệ quả tất yếu sau một thời gian dài tăng trưởng và nó đang trở thành vấn đề thách thức với Anh. Giáo dục vẫn tiếp tục trở nên toàn cầu hóa hơn, cạnh tranh hơn trên phạm vi rộng hơn ở các nước dường như ngày một tăng. Các cơ sở giáo dục, các trường đại học – học viện bao gồm cả HEFCE và Chính phủ Anh cần tiếp tục nuôi dưỡng và hỗ trợ ngành giáo dục Anh trong mọi cam kết liên kết quốc tế trong lĩnh vực giáo dục”.

 

Theo lời Giáo sư Madeleine Atkins, giám đốc điều hành của HEFCE: “Việc tạo ra một môi trường thuận lợi trong hợp tác trên phạm vi rộng hơn với các quốc gia khác trong nghiên cứu, giảng dạy và trao đổi kiến thức đang nổi lên như một yếu tố quyết định bậc nhất củng cố hệ thống giáo dục đại học Anh vẫn giữ vị thế là một quốc gia quan trọng toàn cầu. Sinh viên quốc tế làm giàu cho các trường đại học – cao đẳng và xã hội của chúng tôi. Hỗ trợ giáo dục quốc tế chất lượng cao chính là nhiệm vụ quan trọng đảm bảo Vương quốc Anh tiếp tục giữ vững mục tiêu, hưởng lợi ích từ một thế giới đang ngày càng có tính liên kết cao.”

 

Việt Phương (SSDH) – Theo Universityworldnews

Share.

Leave A Reply