Học tiếng Anh cùng con: Bốn nguyên tắc cần ghi nhớ

0

SSDH – Phụ huynh chính là những người giúp con học tiếng Anh tốt nhất – đó chính là quan điểm của Tiến sĩ Elaine Schneider, chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu tâm lý trẻ em tại Đại học Nova Southeastern University (Mỹ). Tuy nhiên, để trở thành người bạn đồng hành trong việc học tiếng Anh cùng con, phụ huynh cần phải hiểu và tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.

 

“Viên đạn bạc”

 

Trong tiếng Anh, thành ngữ “viên đạn bạc” (“silver bullet”) xuất phát từ những câu chuyện và bộ phim về huyền thoại người sói. Con người đã tìm ra cách đối phó với loài sinh vật đáng sợ này, đó là sử dụng những viên đạn làm bằng bạc. Để ngăn chặn lũ người sói, những viên đạn bạc là cách đơn giản nhất. Tuy nhiên, việc tìm ra được “những viên đạn bạc” đó cho những vấn đề phức tạp dường như nằm ngoài sức tưởng tượng.

 

Giá mà những thứ đó tồn tại, việc học một ngôn ngữ sẽ chẳng có gì phức tạp. Các em sẽ có thể học chủ yếu tại nhà và sử dụng ngoại ngữ thành thạo chỉ sau một thời gian ngắn. Nhưng điều này cũng hoang đường như câu chuyện về người sói và những viên đạn bạc vậy. Thực tế việc học ngoại ngữ và luyện tập sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả và có giá trị là một hành trình nhiều khó khăn.

 12.JPG

Phụ huynh chính là những người giúp con học tiếng Anh tốt nhất.

 

Trước khi bàn về một vài phương pháp để những phụ huynh chỉ nói tiếng Việt có thể giúp con mình luyện tập tiếng Anh tại nhà, phụ huynh cần nhớ kĩ 4 điều sau: tích cực học và luyện tập đúng cách, tránh quá tải các bài tập làm trên giấy, không nên để ngoại ngữ thành một nỗi sợ hãi và sử dụng ở cả những hoàn cảnh không phù hợp, và luyện tập tại nhà có những hạn chế so với giờ học trên lớp.

 

Thế nào là tích cực học và luyện tập đúng cách?

 

Tại các buổi họp phụ huynh, tôi thường nghe hầu hết các bà mẹ chia sẻ về phương pháp học tiếng Anh cho con. Thường thì con họ sẽ phải thức dậy sớm mỗi sáng đề học ngữ pháp, buổi tối sẽ là làm những bài tập ngữ pháp hay các bài nghe từ đĩa CD. Và rồi họ băn khoăn vì sao với lịch học dày đặc đó mà không thấy sự tiến bộ của các em khi giao tiếp tiếng Anh hay vì sao các em không mạnh dạn nói tiếng Anh nhiều hơn khi đến lớp.

 

Lý do dường như rất rõ ràng: bởi chính các vị đã làm cho con mình ghét tiếng Anh với một lịch học quá căng thẳng. Sau mỗi ngày làm việc, không ai muốn tiếp tục phải làm quá nhiều bài tập về nhà. Do đó, giao cho các em một núi bài tập về nhà sẽ biến việc học tiếng Anh thành một hình phạt đáng sợ và hoàn toàn chán ngắt. Vốn dĩ việc học một ngôn ngữ mở ra một cánh cổng đến với thế giới của ngôn từ, ý tưởng, giải trí, du lịch và giáo dục. Các bà mẹ ép con mình làm nhiều bài tập bởi họ đều yêu con mình và mong các em thành công. Tuy nhiên, phương pháp đó chỉ đơn giản là phản tác dụng. Nếu trẻ không thích nói tiếng Anh thì chúng sẽ không bao giờ nói. Và nếu trẻ không nói tiếng Anh thì sẽ không bao giờ có thể tiến bộ.

 

Vì sao cần tránh quá tải việc làm bài tập trên giấy?

 

Bài tập trên giấy chính là những cách luyện tập bị động, tuy có ích nhưng tác dụng lại rất hạn chế. Bài tập trên giấy có thể giúp củng cố cấu trúc ngữ pháp vừa học và một hoặc hai bài tập có thể giúp các em ghi nhớ ngữ pháp. Nhưng không thể thực sự luyện một ngôn ngữ theo cách đó. Ví dụ như khi bạn đã hoàn thành một lượng bài tập trên giấy về một cấu trúc mới học, tiếp tục làm thêm những bài tập lặp lại tương tự sẽ hầu như không còn tác dụng. Vì đó là lúc bạn cần vận dụng những cấu trúc đó trong giao tiếp, lắng nghe mọi người sử dụng chúng và sử dụng trong văn viết. Phương thức luyện tập này giúp kết nối não bộ của con người một cách hiệu quả và lâu dài hơn những cách luyện tập thụ động.

 

Không nên ép trẻ nói tiếng Anh trong hoàn cảnh không phù hợp

 

Các phụ huynh thường thắc mắc vì sao con họ không nói tiếng Anh với những người nước ngoài gặp trên phố hay trong quán ăn và quên mất rằng trẻ em không hề thích nói chuyện với người lạ. Với chúng người lạ đôi khi rất đáng sợ. Hơn nữa, với trẻ em, những người lạ là người nước ngoài lại càng đáng sợ. Vì họ có những đặc điểm ngoại hình khác biệt và nói thứ ngôn ngữ các em không thể hiểu hết hay không quen sử dụng.

 

13.jpg

 Trẻ sẽ nhanh chóng nói tiếng Anh khi sống trong môi trường “thấm đẫm” ngôn ngữ này.

 

Mong các em giao tiếp tiếng Anh với những người nước ngoài xa lạ sẽ là áp lực lớn và có thể làm các em không thích nói tiếng Anh nữa. Hơn thế nữa, ngôn ngữ được hình thành trong những hoàn cảnh thích hợp. Nói cách khác, chúng ta sẽ chẳng bao giờ bỗng nhiên nói một điều gì đó mà không có lý do. Bảo các em nói tiếng Anh với người nước ngoài trên phố cũng là khiến các em ngẫu nhiên sử dụng ngôn ngữ không phù hợp hoàn cảnh. Bởi vốn dĩ các em và những người nước ngoài không quen biết không có chuyện gì để cùng nói cả. Việc đó giống như tôi giới thiệu các bạn với những người bạn Việt Nam tại Mỹ và bảo các bạn “hãy nói tiếng Việt đi”. Sẽ thật kỳ lạ và có thể khiến các bạn ngại giao tiếp.

  

Luyện tập tại nhà có những hạn chế so với giờ học trên lớp

 

Bạn rất thành thạo tiếng Anh và mặc dù việc giúp các em luyện tập tại nhà rất có ích nhưng cũng có nhiều hạn chế. Và trường hợp bạn không thể giao tiếp bằng tiếng Anh, nơi duy nhất dạy con bạn học tiếng Anh là các lớp học. Luyện tập tại nhà qua những bài tập trên giấy có thể tăng động lực học và thậm chí bổ sung vốn từ vựng (tôi sẽ trình bày tiếp ở bài tiếp theo), tuy nhiên, tất cả những yếu tố đó không thể thay thế vai trò của các lớp học.

 

Đông Đức (SSDH) – Theo eduGo

Share.

Leave A Reply