Hướng dẫn tự apply PR (Permanent Residence) cho du học sinh Úc

0

SSDH – Visa 485 (Temporary Graduate) – visa cho phép du học sinh được ở lại Úc thêm 18 tháng hoặc 2 năm tuỳ trường hợp (Post-Study Work hoặc Graduate Work).

 

❖ Trường hợp 1 (Post-Study Work): visa dành cho những du học sinh sau khi tốt nghiệp các trường đại học tại Australia được ở lại và làm việc thêm 2 năm. Điều kiện cho visa này như sau:

  • Visa học sinh đầu tiên của các bạn tại Úc phải được cấp từ ngày 5/11/2011 => những bạn sang du học từ ngày 4/11/2011 trở về trước thì không thể ở lại theo dạng visa này (có bạn nào visa được cấp vào ngày 4/11/2011)
  • Khoá học tại các trường của Úc phải tròn ít nhất 2 năm (nên những bạn đang học khoá Master of Professional Accounting 1.5 năm thì nên chuyển sang Master of Professional Accounting Extension 2 năm nếu có ý định ở lại thêm sau khi học xong nhé)

Lợi thế của visa này là các bạn có thể học các ngành tuỳ ý mà mình thích chứ không giới hạn trong Skilled Occupation List (SOL) của chính phủ Úc như trường hợp 2 (Graduate Work). Tuy nhiên nếu các bạn có ý định ở lại Úc sau này thì mình nghĩ nên chọn những ngành trong SOL ngay từ ban đầu vì nếu không ngành học không nằm trong SOL thì sau 2 năm được cho phép ở lại các bạn sẽ khó thể apply tiếp visa 189 hay 190 (Permanent Residence) được. Tất nhiên luật luôn thay đổi nên các bạn hãy follow Ozduhoc để thường xuyên cập nhật thêm nhé.

 

❖ Trường hợp 2 (Graduate Work): visa dành cho những bạn sau khi tốt nghiệp các trường đại học tại Úc đc ở lại và làm việc thêm 18 tháng. Điều kiện cho visa này như sau:

  • Ngành của các bạn sau khi tốt nghiệp xong phải thuộc Skilled Occupation List (SOL). Danh sách này sẽ thay đổi vào tháng 7 của từng năm. Các bạn hãy theo dõi tại link: http://www.immi.gov.au/Work/Pages/skilled-occupations-lists/sol.aspx
  • Yêu cầu khoá học tại Úc cũng phải kéo dài ít nhất 2 năm.
  • Với các bạn ở lại theo ngành Accounting thì sau kết thúc khoá học và nhận được Letter of Completion, các bạn sẽ cần nộp Academic Transcripts và IELTS cho CPA hoặc CA để xin Provisional Skills Assessment (mình sẽ có bài viết cụ thể hơn về Skills Assessment).

 

Phí xin visa Temporary Graduate (subclass 485) cũng thường thay đổi qua các năm (hầu như luôn theo chiều hướng tăng: http://www.immi.gov.au/Help/Pages/fees-charges/visa.aspx on 12/4/2015)

 

Ngoài ra còn có các phụ phí khác trong quá trình xin visa này như sau (những con số này được cập nhật vào đầu năm 2015):

  • Skills Assessment Application Fee (cho ngành Accounting): $410 – $620 (phụ thuộc vào thời gian bạn muốn nó xét hồ sơ trong vòng bao lâu)
  • Australian Police Check Fee: $43
  • Medical Examination Fee: $334 (Bupa Medical Visa)
  • Health Insurance: có rất nhiều loại nhưng loại rẻ nhất thì khoảng $18 per week

(có thể tham khảo ở http://www.austhealth.com/485-visa-health-insurance)

 

Cách sử dụng thời gian hiệu quả nhất trong lúc các bạn đang giữ TR để cuối cùng sau 2 năm hoặc 18 tháng các bạn sẽ có đủ điểm cho PR. ( Sẽ có tổng cộng 3 cách, nhưng ở bài này mình sẽ đưa ra cách đầu tiên, và cũng là cách phổ biến nhất)

 

Hướng dẫn tự apply PR (Permanent Residence) cho du học sinh Úc

 

Cũng không ít những bạn mình biết đã không biết cách sử dụng thời gian hợp lý cũng như không nắm rõ luật và kết quả là TR bị hết hạn trong khi các bạn vẫn chưa kịp nộp PR, vì thế  trang bị thêm cho mình kiến thức  và biết sử dụng thời gian  trong khi đang có TR là điều cực kì quan trọng.  Nếu các bạn thấy khả năng và trường hợp của mình phù hợp với cách nào thì hãy lựa chọn và theo nó đến cùng nhé!

 

Đầu tiên mình sẽ đề cập đến Point Test cho PR (subclass 189). Mình nghĩ các bạn cũng phần nào nắm được thế nào là Point Test nhưng mình sẽ nêu lại để các bạn tự nhẩm xem bản thân đang có bao nhiêu điểm.

 

AGE:

  • Nếu các bạn từ 18-24 tuổi: 25 điểm
  • Nếu các bạn từ 25-32 tuổi: 30 điểm

ENGLISH (chính phủ Úc đã chấp nhận những chứng chỉ tiếng anh khác nhưng mình sẽ đề cập đến IELTS tại đây)

 

IELTS (General or Academic) 7.0 từng kĩ năng: 10 điểm

 

IELTS (General or Academic) 8.0 từng kĩ năng: 20 điểm

 

AUSTRALIAN EDUCATION QUALIFICATION

 

Nếu các bạn đã hoàn thành khoá học (Degree, Diploma, Advanced Diploma hoặc Trade Qualification(s)) kéo dài ít nhất 2 năm full-time tại các trường đại học của Úc và ngành học nằm trong Skills Occupation List: 5 điểm

 

QUALIFICATIONS

 

Bachelor or Master: 15 điểm

 

PhD: 20 điểm

 

Đây là những thang điểm căn bản mà nhìn chung sau khi tốt nghiệp 1 trường đại học các bạn sẽ đạt được. Lấy bản thân mình làm ví dụ:

  • Mình 22 tuổi => 25 điểm
  • Tốt nghiệp Bachelor of Commerce (3 năm full-time) tại UNSW

=> 15 điểm từ QUALIFICATIONS

 

=> 5 điểm từ AUSTRALIAN EDUCATION QUALIFICATION

 

=>  20 điểm

 

Vậy sau khi tốt nghiệp trường đại học NSW với bằng Bachelor of Commerce mình có được 45 điểm. Thật ra đây là mức điểm thông thường một du học sinh nào sau khi hoàn thành khoá học đều đạt được.  Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại thì mức điểm tối thiểu để nhận được thư mời cho PR là 60 điểm. Vậy câu hỏi tiếp theo là làm thế nào để đạt được 15 điểm còn lại, thậm chí 20, 25 điểm thì càng tốt. Càng cao điểm, cơ hội có invitation của các bạn càng cao!

 

Tiếp theo, mình sẽ đưa ra một ví dụ cho các bạn dễ hình dung. Giả sử tháng 12/2015 là thời điểm hoàn thành khoá học của mình (Bachelor hoặc Master). Dưới đây là 3 cách để các bạn lấy thêm điểm để nộp PR sau khi học xong.

 

Phương án 1: (PROFESSIONAL YEAR) (60 điểm)

 

Step 1: Các bạn có thể ở lại Úc hoặc về nhà thăm gia đình, du lịch nghỉ ngơi, ăn Tết đến tháng 2/2016; trong thời gian đó hãy sắp xếp thi IELTS Academic và phải cố đạt được 6.0 từng kĩ năng.

 

Step 2: Quay lại Úc và nộp đơn để xin Skills Assessment (bạn đã có IELTS 6.0 và Letter of Completion), lúc này các bạn sẽ xin được Provisional Skills Assessment.

 

Step 3: Hoàn thành 2 bước trên bạn sẽ đủ điều kiện để nộp hồ sơ xin TR, mình sẽ nộp đơn khoảng tháng 3/2016 (lưu ý Student Visa thường hết hạn vào ngày 15/3). Thông thường Bridging Visa kéo dài khoảng 3-6 tháng,  nên mình có thể có được TR sớm nhất vào tầm tháng 6/2016, đồng nghĩa với việc tháng 12/2017 TR mình sẽ hết hạn (18 tháng).

 

Step 4: Ngay khi nộp hồ sơ, bạn sẽ có Bridging Visa trong khi chờ đợi TR; với visa này bạn đã có thể bắt đầu khoá Professional Year (PY) chứ không cần chờ đến khi có TR. Giả sử mình bắt đầu khoá PY vào tháng 4/2016 nghĩa là ngay sau khi nộp TR một tháng, sau 12 tháng hoàn thành khoá học bạn đã có thêm 5 điểm nữa, lúc đó vào khoảng tháng 4/2017. Chú ý ở Step 3, thời gian TR hết hạn là tháng 12/2017, điều này đồng nghĩa với việc bạn có 8 tháng để tìm cách có thêm 10 điểm nữa.

 

Step 5: Nếu trong thời gian 1 năm học PY bạn dành thời gian để ôn luyện IELTS mỗi ngày một ít, thì ngay sau khi hoàn thành khoá PY, bạn chỉ cần tập trung khoảng 1 – 2 tháng cày IELTS thì sau khoảng 2 – 3 lần thi bạn chắc chắn sẽ được IELTS 7.0 (General và Academic đều được) => thêm 10 điểm

 

Lúc này vào khoảng tháng 8/2017 và bạn đã có trong tay 45 + 5 + 10 = 60 điểm cùng với Full Skills Assessment (vì bạn hoàn thành khoá PY) => Đủ điều kiện nộp PR.

 

Last Step: Submit Express of Interest (EOI) và chờ đến ngày nhận đc Invitation để nộp hồ sơ xin PR. Điều quan trọng bạn cần lưu ý ở đây đó là tháng 12/2017 TR bạn hết hạn và bạn nộp EOI vào khoảng tháng 8/2017 => bạn có 4 tháng, đó là một thời gian khá “an toàn” để chờ Invitation. Khi có Invitation bạn sẽ có thể nộp hồ sơ xin PR trong vòng 14 ngày kể từ ngày đc nhận Invitation => lúc này bạn sẽ chuyển sang Bridging Visa và điều còn lại duy nhất là chờ đợi ngày nhận PR thôi !

 

Mình đoán nhiều bạn khá hoang mang về những cái như là EOI hay Invitation nên mình sẽ nói rõ hơn một cách ngắn gọn cái process nó như sau:

  • Bạn có đủ 60 điểm (hoặc cao hơn) => gửi EOI => chờ đợi lần 1 => nhận Invitation để nộp PR => nộp hồ sơ xin  PR => chờ đợi lần 2 => nhận PR.
  • Ở “chờ đợi lần 1” bạn phải có visa hợp lệ trong thời gian này (ở trường hợp mình đó là TR).
  • Ở “chờ đợi lần 2” bạn tự động có Bridging Visa nên không cần lo lắng gì nữa

Phương án 2: (PROFESSIONAL YEAR và SKILLED EMPLOYMENT) ( 65 điểm)

 

Phương án 2 giống phương án 1 ở cách thức lấy được 15 điểm từ IELTS 7.0 và Professional Year, nhưng sẽ có thêm 5 điểm nữa từ Skilled Employment nếu như các bạn đủ giỏi và may mắn để tìm cho mình một công việc nằm trong Skills Occupation List chẳng hạn Accountant. Tuy nhiên nó không hề đơn giản để lấy được 5 điểm này. Để có 5 điểm bạn sẽ phải có Full Skills Assessment từ một tổ chức có thẩm quyền (i.e CPA)  trước khi làm Accountant cho một công ty nào đó thì kinh nghiệm của bạn mới được công nhận. Nói rõ hơn là để có được 5 điểm từ Skilled Employment thì đầu tiên bạn phải có Full Skills Assessment rồi sau đó làm Accountant (hoặc ngành nào đó trong SOL) ít nhất 1 năm, làm tối thiểu 20 tiếng và công việc đó phải được trả lương.

 

Vậy hãy giả sử sau khi học xong Bachelor hoặc Master các bạn đã được nhận vào làm Accountant (phải được trả lương) cho một công ty nào đó. Bước đầu tiên là bạn phải sắp xếp thời gian thi IELTS và mục tiêu ở đây là được 7.0 từng kĩ năng. Lúc này các bạn cần thi IELTS Academic vì mục tiêu mình nhắm đến ở đây là có Full Skills Assessment để được công nhận là một Skilled Accountant. (IELTS 6.0 chỉ cho bạn Provisional Skills Assessment như ở Phương án 1).

 

Các Step đều giống phương án 1, chỉ có một số chỗ khác như ở Step 1 bạn phải thi được IELTS Academic 7.0 từng kĩ năng thay vì 6.0, ở Step 2 bạn nộp đơn xin Full Skills Assessment thay vì Provisional, Step 3 và 4 vẫn như phương án 1, ở Step 5 lúc này bạn sẽ đăng kí khoá Professional Year và chọn học một ngày cuối tuần (hầu như các trung tâm đều cung cấp khoá học chỉ thứ 7 hoặc chủ nhật trong tuần). Và như vậy bạn sẽ có thể đi làm công việc Accountant mà bạn đã được nhận vào các ngày trong tuần. Như mình đã giải thích ở trên, bạn bắt đầu công việc này khi đã có Full Skills Assessment, nghĩa là 1 năm sau khi làm việc và được trả lương đóng thuế đầy đủ ở vị trí Accountant đấy, bạn sẽ có được thêm 5 điểm từ Skilled Employment. Vì vậy tầm khoảng tháng 4/2017 bạn đã hoàn thành Professional Year cũng như lấy thêm 5 điểm từ Skilled Employment, bạn có được 5 + 5 = 10 điểm!

 

Các bước tiếp theo tương tự như Phương Án 1, đó là thi IELTS 7.0 để được 10 điểm và nộp PR.

 

Như vậy Phương Án 2 cho bạn 65 điểm, đồng nghĩa với việc cơ hội của bạn được nhận invitation cao và nhanh hơn.

 

Hướng dẫn tự apply PR (Permanent Residence) cho du học sinh Úc

 

Phương án 3: IELTS GENERAL 8.0 TỪNG KĨ NĂNG (65 điểm)

 

Đây là phương án mình nghĩ là rất khó cho hầu hết các bạn học sinh, trong đó có cả mình. Đó là phải thi được IELTS 8.0 từng kĩ năng. Đạt được điều này bạn sẽ có trong tay 20 điểm! Cùng với 45 điểm mình tính ở phần đầu, nghĩa là bạn có 65 điểm.

 

Nếu các bạn tự tin với trình độ tiếng anh của mình thì nên theo phương án này, nhưng các bạn cần lưu ý chi tiết khá thú vị là bạn có thể thi IELTS General 8.0 từng kĩ năng để được 20 điểm. Tuy nhiên  các bạn cũng phải thi được IELTS Academic 7.0 từng kĩ năng để nhận được Full Skills Assessment. Vì điều kiện để được nộp EOI xin PR là bạn được tối thiểu 60 điểm và có Full Skills Assessment.

 

Nếu tại thời điểm các bạn nộp xin PR và tuổi các bạn đã qua 25 thì xin chúc mừng.

 

Ngoài những cách được thêm điểm như trên thì vẫn có những cách khác như NSW State Nomination, Partner Skills, NAATI, Studying in Regional Australia. Mình hi vọng sẽ có một bài viết về những cách này cho các bạn nhưng cá nhân mình thấy thì cách học để thi IELTS (hoặc những chứng chỉ anh văn khác) và Professional Year thì sẽ thực tế hơn.

 

Chúc các bạn thành công!

 

Các bạn có thể tham khảo thêm các thông tin chính thức tại website chính thức của bộ di trú

 

Nguồn: Scholarshipplanet

Share.

Leave A Reply