Khi yêu thương của bố mẹ trở thành áp lực

0

Sẵn sàng du học – Vài ngày qua, những hình ảnh cô bé, cậu bé ôm trong mình bức hình một đứa trẻ khác với đầy huy chương, cúp vô địch cùng một câu hỏi lớn “Nếu con không thể làm bố mẹ tự hào như bạn ấy, bố mẹ có hết thương con không?” đã trở thành đề tài khá hot.

Mọi người xôn xao bàn nhau về những áp lực thành tích mà chúng ta, những bậc làm cha mẹ vô tình trao lên vai con trẻ.

Khi tự hào dùng để đổi yêu thương

“Anh của tao là giỏi nhất” – Một câu nói đơn giản, vừa thể hiện tình yêu thương, vừa xen lẫn chút tự hào của một cô bé, cậu bé nào đó dành cho anh của mình. Nếu chỉ dừng lại ở đó, câu chuyện sẽ chẳng có gì. Tuy nhiên, nếu câu nói này liên tục được lặp đi lặp lại, sự tự hào dần tỷ lệ thuận với tình yêu thương, thì người anh trong câu chuyện này sẽ ra sao? Liệu sự kỳ vọng và tình yêu thương kia có đang trở thành áp lực? Những tình cảm, lời động viên, cổ vũ trước có trở thành gánh nặng trên vai?

ssdh-sinh-vien4

 

Một áp lực vô hình luôn “đẩy” bạn tiến bước về trước. Áp lực làm bạn phải cố hết sức để luôn là giỏi nhất, để phải giành hạng nhất, để phải tranh được ngôi vô địch trong tất cả các cuộc đua. Thậm chí cả khi không ai nói gì thì chính bản thân bạn, những người nhận được yêu thương, người mang trong mình màu cờ, sắc áo cũng sẽ tự tạo áp lực cho mình. Bởi lúc này, sự tự hào khi có ngôi vô địch, khi luôn đứng trên hàng top sẽ là thứ đổi lấy yêu thương của những người đang dõi theo mình.

Cũng như những cô bé, cậu bé trong bộ ảnh “Nếu con không thể làm bố mẹ tự hào…” đang gây sốt vài ngày qua, áp lực thành tích vô hình cũng đang đè nặng trên vai bé. Để rồi muốn đổi lấy yêu thương từ ba mẹ, con trẻ cũng phải gồng mình trên đường đua tranh hạng nhất, tranh ngôi vô địch.

ssdh-sinh-vien-hoc-sinh-viet-nam

 

Kỳ vọng của ba mẹ hay mong muốn của con trẻ?

Thời đại thay đổi, mức độ cạnh tranh ngày càng cao vô tình đẩy các ông bố bà mẹ chạy đua theo thành tích để thúc đẩy con phát triển vượt trội. Hệ quả là những đứa trẻ phải vùi đầu học hành sáng tối, luyện tập không ngưng nghỉ để luôn sẵn sàng ứng chiến với những kỳ vọng hạng nhất nhì hay ngôi vô địch của bố mẹ. Nhưng đã bao giờ bố mẹ tự hỏi liệu con mình có thực sự thấy vui và đấy có phải là điều con thực sự khao khát muốn đạt được? Hay đó chỉ là một áp lực vô hình được tạo nên từ một xã hội chạy theo thành tích?

Phải chăng ta quá khắt khe với con trẻ?

Phải chăng ta luôn kỳ vọng những điều ta muốn lên con?

Phải chăng áp lực thành tích đã làm lạc lối yêu thương?

Chính những kỳ vọng cho con bằng bạn bằng bè, mà bố mẹ đã vô tình đặt lên vai con biết bao là áp lực. Còn gì là ý nghĩa khi con cố gắng trở thành nhà vô địch chỉ để “được yêu thương”? Còn gì là tuổi thơ khi con không được thỏa sức làm điều con thích, phát triển theo một cách tự nhiên?

Với con trẻ, ngôi vô địch có phải là tất cả? Hay chính niềm vui trong hành trình học tập, rèn luyện thể thao mới là điều quan trọng?

Cá Domino (SSDH) – Theo kenh14

Share.

Leave A Reply