Khoa học thần kinh giúp tăng cường điểm số và tinh thần của học sinh

0

SSDH – Một trường học tại Melbourne dùng một phương pháp lần đầu tiên được sử dụng tại Úc dựa vào khoa học thần kinh để thay đổi cách dạy và học ở trường cũng như cải thiện điểm số của học sinh.

 

Khoa học thần kinh giúp tăng cường điểm số và tinh thần của học sinh

Năm 2011, 96 học sinh buộc phải đưa ra ngoài lớp học trong khi năm nay chỉ có 1 học sinh. (Credit: ABC)

 

Trường tiểu học Broadmeadows nằm tại Tây Bắc Melbourne là khu vực thuộc 12 phần trăm có điều kiện kinh tế xã hội thấp nhất của thành phố.

 

Nhưng kết quả kỳ thi NAPLAN của trường năm nay cao hơn hẳn các trường khác trong khu vực và kết quả trong ba năm của trường cũng cao hơn mức trung bình tại bang Victoria.

 

Đây là ngôi trường của những đứa trẻ từng bị cho uống thuốc ngủ, bố mẹ chúng thất nghiệp và sống ở nơi các chuyên viên xã hội phải đến nhiều gia đình. 

 

Hiệu trưởng Keith McDougal đã được các trường tư khác  liện hệ để xem xét mô hình ở đây. 

 

“Có một quy định mà chúng tôi đặt ra ở đây là mã vùng 3047 không quyết định số phận của bạn,” ông McDougal nói.

 

“Bạn bắt đầu từ đâu không quan trọng – quan trọng là bạn kết thúc ở nơi nào.”

 

Tất cả học sinh của trường và cả giáo viên cũng có bảng “mục tiêu học tập” mà họ mang mỗi ngày.

 

Có chuyên viên dạy nói và tâm lý trong số nhân viên chính thức ở đây.

 

Hợp đồng, dựa trên việc trao đổi với học sinh và phụ huynh, được đặt ra theo nhu cầu cá nhân của từng học sinh.

 

Một số học sinh cần tập trung vào các mục tiêu học tập như củng cố chữ viết nhưng có nhiều mục tiêu khác còn đơn giản hơn như ngủ nhiều hơn vào buổi tối hay ăn uống đầy đủ và cải thiện khả năng tiết chế trước cơn tức giận.

 

Trường cho biết thái độ của học sinh đã thay đổi rất lớn.

 

Năm 2011, 96 học sinh bị bược phải đưa ra khỏi lớp học, 254 học sinh phải đưa ra ngoài sân trường, hầu hết vì thái độ thô bạo đối với giáo viên và các học sinh khác. 

 

Nhưng con số này giảm đi mỗi năm kể từ đó.

 

Năm nay chỉ có một học sinh bị đưa ra khỏi lớp học và 36 em ở sân trường.

 

Giáo viên Deb Hosking cho biết nhà trường chú ý đến “thái độ như một việc học vậy”.

 

“Vì thế nếu như bạn có cách nghĩ và sự hiểu biết như vậy, thì cách bạn phản ứng với bọn trẻ sẽ không phải là việc trừng phạt,” cô Hosking nói.

 

Hiệu trưởng McDougal đã phát triển chương trình sau khi thấy một số mô hình tương tự ở Mỹ và New Zealand.

 

Trước đó ông gặp khó khăn trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh.

 

“Chúng tôi cảm thấy mình đụng một cái trần thủy tinh trong kết quả giảng dạy với bọn trẻ của chúng tôi,” ông McDougal nói.

 

“Chúng tôi thử vài thứ để vượt qua nó mà dường như không có gì có tác dụng.”

 

Ông đã tìm kiếm tư vấn từ Mimma Mason, một nhà khoa học thần kinh làm việc trong một công ty giáo dục có tên là Pearson.

 

“Bạn không thể nghĩ khi bạn bị căng thẳng, bạn không thể học khi bạn lo lắng và đó là một trong những nguyên tắc căn bản của khoa học thần kinh – nếu bạn không cảm thấy mình thuộc về và an toàn thì nó sẽ ảnh hưởng đến việc học của bạn,” cô Mason nói.

 

“Tôi không biết có trường nào khác lại có thay đổi tốt như vậy trong một thời gian ngắn và lôi kéo nhân viên của họ vào chương trình sâu rộng như trường Broadmeadows.”

Câu lạc bộ bữa sáng và những bức tường cảm xúc

 

Mỗi ngày đi học ở nơi này bắt đầu với một câu lạc bộ bữa sáng cho những học sinh không có gì ăn đến tận bữa trưa.

 

“Đối với những đứa trẻ không có thức ăn ở nhà, thì điều này rất quan trọng trong một ngày của chúng,” cô Mason nói.

 

“Dinh dưỡng là một phần rất quan trọng để bộ não hoạt động – khoa học thần kinh rất rõ ràng về điều này,” ông McDougal nói.

 

Trước tiết học vào buổi sáng tại trường Broadmeadows, bọn trẻ đến bức tường cảm xúc.

 

Chúng đăng những bức ảnh của mình lên bảng thông báo cạnh những bức ảnh chỉ cảm xúc và tâm trạng của chúng.

 

Giáo viên Fiona O’Reilly cho biết việc này giúp các giáo viên biết được những học sinh nào cần thêm sự hỗ trợ, những em có thể gặp khó khăn ở nhà.  

 

“Nếu chúng tôi thấy em nào chuyển từ tâm trạng vui vẻ và tích cực sang tiêu cực thì chúng tôi sẽ tiến hành một buổi gặp mặt riêng với em đó sau đấy,” cô nói.

 

Học sinh sau đó đi ra sân trường để tập luyện, vui chơi, được thiết kế nhằm đảm bảo cơ thể và não bộ của các em tuần hoàn để có thể học tốt.

 

Giáo viên ngồi nghỉ ở những chiếc ghế bành trong thời gian nghỉ trưa và các học sinh có thể đến đây để nói chuyện với giáo viên nếu các em cảm thấy giận dữ hay khó chịu.

 

Những học sinh như Brayden, 11 tuổi, được dạy những kỹ thuật giúp em lấy lại bình tĩnh để giúp em tiết chế được cơn giận dữ.

 

“Một trong những kỹ thuật cháu sử dụng là đi rửa mặt,” Brayden nói.

 

“Giống như khi cháu giận dữ, cháu thấy rất là nóng nhưng khi té nước lên mặt, cháu bớt nóng và bình tĩnh hơn.”

 

Giáo viên Deb Hosking cho biết thái độ của Brayden thay đổi từ một đứa trẻ luôn gây rắc rối.

 

“Cậu bé cảm thấy bản thân mình tốt – cậu ấy đi thẳng lưng và mỉm cười,” cô nói.

 

“Cậu ấy nếu muốn nói chuyện với giáo viên, cậu ấy sẽ hướng mắt vào bạn.”

 

“Nếu tình hình hơi rối loạn, cậu ấy biết cần làm gì với mình để kiềm chế trước tình hình.”

 

Nguồn: Radioaustralia

Share.

Leave A Reply