Lên kế hoạch tài chính cho con du học thế nào?

0

SSDH – Tiến tới học đại học vừa mang đến cho mình trình độ chuyên môn hữu ích vừa là cơ hội chắp cánh bay lên, cuộc sống tự do xa nhà với hy vọng sống với những người vui tính và thú vị.

 

Để lấy được một tấm bằng đại học ngày nay có sự chuẩn bị cả tài chính và trí tuệ. Sinh viên du học bất kì quốc gia nào cũng tiêu tốn khá nhiều tiền, nhất là các nước như nước Anh, nước Úc, Mỹ…và xu hướng học phí mỗi ngày gia tăng. Vì thế, hiển nhiên tấm vé đại học sẽ nhiều tiền hơn – mặc dù là vay của các chương trình của Chính phủ, ngân hàng hay là sự hỗ trợ của gia đình. Trong khi cha mẹ không làm học phí giảm được thì bạn có thể giúp cho cuộc sống của con bạn dễ dàng hơn bằng việc chắc chắn là con cái của bạn cẩn thận trong chi tiêu hàng ngày.

 

Lên kế hoạch tài chính cho con du học thế nào?

 

Lấy ví dụ, theo khảo sát về lương sinh viên quốc tế đối với sinh viên của đại học Endsleigh năm 2015, 30% bố mẹ cung cấp tài chính cho con cái học tập, và 46% sinh viên chi tiêu vượt quá số tiền mình được cho hàng tháng. Khi xét bình diện chung, các du học sinh Việt Nam cũng không ngoại lệ, rất nhiều bạn chi tiêu vượt quá ngân sách cho phép. Do đó, lập kế hoạch tài chính khi bắt đầu học đại học là tạo cơ hội tốt nhất cho con tránh khỏi những cạm bẫy – không chỉ cho con mà còn cho chính mình.

 

Hãy cùng SSDH tham khảo các bước chuẩn bị tài chính cho con du học sau đây:

 

Ngân hàng

 

Rất nhiều ngân hàng đưa ra các chính sách thu hút mở tài khoản cho sinh viên như tặng thẻ mua sắm nhưng tốt nhất là mở tài khoản ngân hàng ở gần trường nơi con bạn theo học cho thuận tiện. Hãy cẩn thận với thẻ tín dụng bởi vì rất khó kiềm chế chi tiêu trong kế hoạch khi dùng thẻ và nếu có thẻ thì con bạn sẽ chi tiêu nhiều hơn ngân sách của mình.

 

Kế hoạch chi tiêu

 

Tuần đầu tiên đi học sẽ tiêu rất nhiều. Một ngân sách chi tiêu được thống nhất giữa bố mẹ và con là bước khởi đầu tốt nhất để tránh tình trạng này.

 

Chi tiêu trong tuần đầu tiên sẽ cho thấy tiền chi tiêu cho những việc gì – ăn uống, đi lại, sách vở, giải trí. Hãy ngồi xem lại những chi tiêu này với con cái để xem là con số nào lớn nhất. Sử dụng tiền mặt thì sẽ dễ quản lý hơn là sử dụng thẻ khi chi tiêu.

 

Nếu sinh viên không biết nấu ăn thì chi phí sống sẽ tăng cao hơn vì phải mua thức ăn, đồ ăn sẵn. Hãy học cách nấu một vài món ăn đơn giản như là mỳ và cơm, sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều. Gợi ý nấu nhiều đồ ăn hàng ngày và bỏ vào tủ lạnh ăn dần thì sẽ được ăn ngon và tiết kiệm.

 

Bảo hiểm

 

Một số sinh viên dựa vào các gói bảo hiểm bố mẹ mua cho để bảo vệ bản thân và những vật dụng giá trị của mình trong thời gian học đại học. Theo khảo sát của Endsleigh, mỗi sinh viên sở hữu khoảng 3500 bảng Anh các trang thiết bị học tập hay tài sản của mình. Họ phải bảo quản cẩn thận những tài sản này cả khi đi học hay ở nhà.

 

Hãy cẩn thận bởi phí bảo hiểm sẽ tăng lên nếu như số tiền yêu cầu bồi thường tăng do các sinh viên. Cũng theo khảo sát trên, 29% sinh viên mất điện thoại di động tron thời gian học đại học, yêu cầu bồi thường tới 77% trong tổng số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm.

 

Tại Việt Nam, các bạn sinh viên, đặc biệt du học sinh Úc, Mỹ, New Zealand và Canada có thể tìm kiếm việc mua loại bảo hiểm vừa phù hợp với ngân sách vừa đảm bảo khám sức khỏe tại nước sở tại ở đây http://annalink.com/vi/service/.

 

Giải trí

 

Mặc dù đã lên ngân sách, vẫn có những khoản chi tiêu cho giải trí. Sinh viên nên tham gia vào các hoạt động, sự kiện xã hội không mất nhiều chi phí mà họ có thể tiếp cận được với công việc mà họ có thể làm. Hãy tìm hiểu một số website hướng dẫn cho sinh viên nơi họ có thể tiết kiệm tiền cũng như những nơi có thể mua đồ giảm giá.

 

Thư viện và dịch vụ dành cho sinh viên quốc tế tại trường

 

Chi phí mua sách vở và đồ dùng học tập cũng không hề nhỏ. Bạn có thể đến thư viện trường học mượn sách, tham khảo tài liệu và tải tài liệu để phục vụ việc học tập. Mọi trường đại học có tuyển sinh sinh viên quốc tế đều có văn phòng hỗ trợ các bạn, do đó mọi việc dù to hay nhỏ cần đến sự giúp đỡ, bạn hãy đến đây để tìm được giải pháp cho những khó khăn bạn gặp phải trong quá trình sống và học tập ở nước ngoài.

Thanh Hương (SSDH) – Tổng hợp

Share.

Leave A Reply