Lời khuyên cho Du học sinh tìm kiếm chương trình du học sau đại học

0

SSDH – Làm thế nào để lựa chọn khóa học và trường đại học phù hợp đối với các du học sinh theo học chương trình sau đại học là vấn đề mà nhiều bạn đang rất phân vân, đây cũng được coi là sự đầu tư nghiên cứu rất kĩ lưỡng.


Bà Carole Brown – chủ tịch hiệp hội phát triển nghề ở Úc chia sẻ, điều quan trọng là học sau đại học cần đầu tư nhiều thời gian và công sức để nắm bắt kiến thức, các kĩ năng và mục tiêu đặt ra.

 

Bà cũng đề cập thêm việc du học sinh hãy tránh kiểu học như “cái máy chuyên nghiệp”.

 

23062012_du_hoc

Suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi đi tìm tấm bằng sau đại học cho bản thân

 

Đừng từ bỏ giai đoạn nào cả bởi có nhiều người đã làm rơi vào tình trạng ngừng giữa chừng.  Điều quan trọng hơn là  bạn hãy chắc chắn rằng việc học thạc sỹ sẽ giúp bạn thu nhận thêm kiến thức và kĩ năng đáp ứng được yêu cầu xã hội và phù hợp với nguyện vọng nghề nghiệp của bạn.

 

Bà Brown, cũng là giám đốc Trung tâm Phát triển định hướng nghề tại trường Đại học Quốc Gia Úc, cho rằng, nhiều người có khuynh hướng đánh giá thấp việc phát triển kĩ năng của chính họ.

 

Rất ít người có được đánh giá chính xác về kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của mình, và một số người cần phải xem xét lại suy nghĩ của mình. Ví dụ, một nhân viên kế toán có thể nhận thấy họ có đủ kĩ năng về lĩnh vực tài chính nhưng vẫn muốn thu nhận thêm kiến thức về một chuyên nghành khác.

 

Theo Bà Brown thì các trường đại học đưa ra nhiều lựa chọn và giải pháp bằng cách trộn lẫn và kết hợp chương trình đào tạo ở các lĩnh vực và các trường đại học khác nhau. Hãy thông minh và sáng suốt trong việc lựa chọn việc bạn cần bổ sung kiến thức gì để giúp bạn có bước tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp. Bà cho rằng, nếu có được sự hiểu biết rõ ràng về xu hướng thị trường lao động sẽ mang lại giá trị thiết thực cho bạn. Trên các website của chính phủ, những nhóm nghành lao động và hiệp hội việc làm cũng chính là khởi đầu có ích trong việc tìm tòi thông tin về phát triển nghề và cơ hội việc làm. Bà cũng khuyên mọi người nên nói chuyện với chuyên gia tư vấn nghề nghiệp, hay với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp.

 

“Phần lớn những thông tin việc làm tiềm năng thì sẽ không có đăng tuyển, vì vậy việc xây dựng và duy trì mạng lưới thông tin là rất quan trọng. Hãy tìm hiểu xem những người đang được tuyển dụng đến từ các ttrường đại học nào? Nếu họ đến từ Trường Quản trị Kinh Doanh Harvard thì lúc đó hay nghĩ tới việc đi du học nước ngoài.

 

Bà Brown nói về những quyết định học lên thạc sỹ thường được thực hiện xoay quanh một vấn đề quan trọng. Một vài kế hoạch có thể mất vài năm để thực hiện, và bị ảnh hưởng các nhân tố như con cái đến tuổi đi học, trong khi những người khác lại nắm bắt cơ hội đẩy mạnh phát triển sự nghiệp của họ.

 

Bà cho biết, điều thú vị là việc học sau đại học có thể là một bước đệm thời gian tạm gác lại sự nghiệp, cơ hội này dành cho những ai muốn nghỉ ngơi sau bao nhiêu năm đi làm.

 

Ngày nay con người làm việc với cường độ cao hơn và thị trường lao động thì biến đổi, do đó việc thay đổi là dễ dàng. Họ không nhất thiết phát triển cao sự nghiệp – họ có thể chỉ muốn viết 1 cuốn sách, tình nguyện ở nước ngoài hay nghiên cứu sinh.

 

Tuy nhiên, ngay cả những nỗ lực này sẽ gặt hái kết quả tốt về sự nghiệp trong tương lai vì họ có thể kết hợp trong đó cả đam mê và sự nghiệp.

 

Sẽ rất có lợi khi hiểu những kĩ mềm như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng kinh doanh. Đó sẽ là một lợi thế hàng đầu ngoài những kĩ năng chuyên nghành riêng.

 

Lựa chọn như thế nào để phù hợp với bạn?

  1. Cân nhắc chỗ ở. Bạn muốn học ở nhà hay nước ngoài?
  2. Bạn có thể học được thời gian nào – toàn bộ thời gian hay bán thời gian
  3. Xem xét độ uy tín của chương trình học – thứ hạng, phản hồi từ cựu sinh viên, phản hồi của nhà tuyển dụng
  4. Chất lượng sinh viên tham gia khóa học – điều này ảnh hưởng đến kinh nghiệm học tập
  5. Cựu sinh viên. Kiểm tra sự phân bố về địa lí của mạng lưới cựu sinh viên và mức độ mạng lưới của cựu sinh viên được nhà trường hộ trợ.
  6. Chương trình học có mang lạị cơ hội thực tập không?
  7. Chương trình học có cấp bằng không?
  8. Kiểm tra cơ sở vật chất của trường học: câu lạc bộ và cộng tác xã hội để giúp nâng cao kinh nghiệm cho sinh viên.
  9. Tài chính – có chương trình học bổng cho sinh viên không? Bạn được tài trợ chương trình học như thế nào? Bạn phải học toàn thời gian hay vừa học vừa làm?
  10. Hãy lên mục tiêu sự nghiệp của mình trong 5 năm – bạn muốn sự nghiệp phát triển như thế nào và bạn có ý định thay đổi không?

 

Bùi Giang (SSDH) – Theo The Australian.

Share.

Leave A Reply