“Thank you” có phải có nghĩa là “Cảm ơn”?

0

SSDH – Thử tưởng tượng, bạn đang đi trên đường phố Luân Đôn đông đúc, một người đi vượt qua bạn với những túi đồ lỉnh khỉnh, vừa đi vừa nói “Thank You”. Bạn có nghĩ họ thực sự muốn cảm ơn bạn hay không?

Hoặc trong một trường hợp khác, một chàng trai đang cố gắng bắt chuyện với một cô gái. Cô gái có vẻ vui vẻ tiếp chuyện chàng trai:

 

Do you like watching film?                Yes, I do. ↓

 

Do you usually go to the movie?        Yes, quite often. ↓

 

Bạn có nghĩ chàng trai đang có cơ hội hay không?

 

1291598383525928_file

 

Trong tiếng Anh, loại ngôn ngữ dùng trọng âm và ngữ điệu (stress and intonation) để thể hiện ý nghĩa của lời nói, mỗi loại ngữ điệu khác nhau sẽ thể hiện một nội dung khác nhau. Điều này có lẽ ban đầu sẽ khiến những người mới làm quen với tiếng Anh thấy lạ lẫm vì khác với tiếng Anh, tiếng Việt của chúng ta là loại ngôn ngữ dùng âm điệu để thể hiện ý nghĩa (tone language).

 

Dựa theo chức năng thể hiện thái độ của người nói (attitudinal function),chúng ta có 5 hiện tượng ngữ điệu trong tiếng Anh.

 

1. Ngữ điệu bằng (level tune)

 

Loại ngữ điệu này được dùng khi để nói điều gì đó như một thói quen, không thú vị hay nhàm chán.

 

Ví dụ:  – Cô giáo điểm danh, học sinh trả lời: “yes”.

 

2. Ngữ điệu lên (rising tune)

 

Loại ngữ điệu này được dùng khi người nói thể hiện sự quan tâm đến vấn đề được đưa ra, hoặc tạo cảm giác rằng sẽ có thêm thông tin được đưa ra tiếp theo

 

Ví dụ: Have you talked to her?

 

Yes. ↑. I’ve talked to her some times.

 

3. Ngữ điệu xuống (falling tune)

 

Loại ngữ điệu này được dùng với thái độ trung lập, với ý nghĩa kết thúc, không có thêm thông tin gì tiếp theo nữa.

 

Ví dụ như ở đoạn đối thoại giữa chàng trai và cô gái, cô gái dùng ngữ điệu xuống khi trả lời chàng trai, thể hiện cô không muốn kéo dài cuộc đối thoại. Cũng có nghĩa cô không thấy hứng thú gì với chàng trai cả.

 

4. Ngữ điệu lên-xuống (rise-fall tune)

 

Loại ngữ điệu này được dùng khi người nói muốn thể hiện cảm xúc thật (strong and sincere feelings) của mình đối với thông tin được đưa ra, có thể là thể hiện sự đồng tình, phản đối hay ngạc nhiên.

 

Ví dụ:  Khi bạn giúp đỡ ai đó khi họ cần, người đó sẽ mỉm cười với bạn và nói “Thank you”.

 

5. Ngữ điệu xuống-lên (fall-rise tune)

 

Loại ngữ điệu này được dùng để thể hiện sự đồng tình một cách hạn chế (limited agreement) với thông tin được đưa ra hay thể hiện sự do dự khi phản hồi lại thông tin đó (response with reservations).

 

Ví dụ: trong trường hợp thứ nhất, khi người qua đường cảm ơn bạn, họ dùng ngữ điệu xuống lên, khi đó, họ chỉ cảm ơn mang tính xã giao, về một việc không thực sự quan trọng đối với họ. 

 

Theo Tiếng Anh

Share.

Leave A Reply