Mỹ và Canada – Quốc gia nào đổi mới hiệu quả hơn?

0

SSDH – Năm 2015, trường đại học Cornell, trường kinh doanh sau đại học hàng đầu thế giới INSEAD và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đã công bố báo cáo “Chỉ số Đổi mới Toàn cầu năm 2015 – Chính sách đổi mới hiệu quả cho phát triển”. Đây là một báo cáo khá chi tiết, dài 453 trang, điều tra tổng cộng 141 quốc gia, chiếm 98,6% GDP toàn cầu.

Phương pháp luận của báo cáo sử dụng đầu vào và đầu ra đổi mới để tạo ra một Chỉ số Đổi mới Toàn cầu tổng thể với số điểm cụ thể cho mỗi quốc gia. Đầu vào bao gồm các yếu tố như tổ chức, nguồn lực con người, độ nhanh nhạy với thị trường, sự tinh tế trong kinh doanh và cơ sở hạ tầng. Đầu ra đề cập đến các kết quả đổi mới thực tế như kết quả về kiến thức, công nghệ và kết quả sáng tạo. Từ việc phân chia các yếu tố đầu ra theo đầu vào, nghiên cứu tìm ra được yếu tố “hiệu quả”, hay nói một cách dễ hiểu, họ tìm ra được quốc gia nào đang nhận được lợi ích kinh tế nhiều nhất dựa trên những cải cách của mình.

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ so sánh giữa hai quốc gia: Canada và Mỹ.

Giống như nhiều cường quốc khác trong báo cáo, Canada và Mỹ có một bộ chất lượng đầu vào cho sự đổi mới, bao gồm: các trường đại học đẳng cấp thế giới, môi trường điều tiết công bằng, nền kinh tế tinh vi và nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy một số sự khác biệt lớn đáng chú ý giữa Mỹ và Canada.

ssdhmyvacanada

Thứ nhất, “chất lượng đổi mới” của Mỹ cao hơn. Hiệu quả của các trường đại học, phạm vi của các bài báo học thuật, tầm cỡ quốc tế của các đơn xin cấp bằng sáng chế độc quyền, và một số yếu tố đo lường khác, Mỹ là quốc gia đứng đầu trong nhóm thu nhập cao, theo sau là các nước Anh, Nhật, Đức và Thụy Sỹ. Điều này giúp Mỹ có được điểm số tốt hơn so với Canada về kết quả Công nghệ và Kiến thức, chiếm một nửa trong công thức tính chỉ số tổng thể. Cụ thể, trong kết quả này, Mỹ đạt 58,0 điểm trong khi Canada chỉ đạt 41,9 điểm.

Thứ hai, Mỹ giữ vị trí hàng đầu toàn cầu về các biện pháp liên quan đến Thị trường Phức tạp, đạt 81,5 điểm so với số điểm 73,5 của Canada trong danh mục này. Canada gần như bù đắp được điều này thông qua các tổ chức lớn mạnh của mình. Về môi trường kinh doanh, Canada được xếp hạng tốt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, Mỹ cũng có những tổ chức lớn mạnh, và sự khác biệt ở đây chỉ là 5,9 điểm.

Cuối cùng, điểm số của Canada bị ảnh hưởng bởi sự yếu kém của nó trong lĩnh vực Nguồn nhân lực và Nghiên cứu, lĩnh vực mà Canada đã tụt hạng từ 13 xuống 22 so với báo cáo năm trước đó.

Kết quả cuối cùng về hiệu suất sáng tạo, Canada xếp hạng 70/141 và Mỹ đạt thứ hạng cao hơn, 33/141. Như vậy, có thể kết luận rằng, những sự đổi mới của Mỹ có hiệu quả hơn Canada.

Cá Domino (SSDH) – Theo hotroduhoccanada.org

Share.

Leave A Reply