Đóng thuế NI – việc cần thực hiện của du học sinh khi đi làm thêm ở Anh

0

Sẵn Sàng Du Học – Qua Anh, đa phần các bạn du học sinh đều sẽ mong muốn tìm kiếm các công việc làm thêm trong lúc đi học để trang trải chi phí ăn ở và xa hơn là khi tốt nghiệp thì tìm các công việc toàn thời gian để kiếm thêm thu nhập. Để quá trình nhận được việc đi làm thuận lợi và đúng thủ tục, bạn cần có National Insurance (NI) number.

  1. Số NI là gì?

Số NI ( National Insurance Number) là số được dùng để báo thuế nếu bạn xin được việc làm ở Anh Quốc. Tuy nhiên, nó không được chính thức công nhận dùng để làm Chứng Minh Thư, chứng minh tuổi tác hoặc quyền được phép đi làm ở Anh.

Số NI là số cá nhân, và mỗi người sẽ được gán cho 1 số dùng suốt đời. Khi bạn đi làm và báo thuế ở các công ty, số này sẽ lưu lại những khoản tiền bạn đã đóng góp cho Sở Thuế. Số NI có dạng như: AB123456C.

so-ni-du-hoc-sinh-ssdh-1

Số NI ( National Insurance Number) là số được dùng để báo thuế nếu bạn xin được việc làm ở Anh Quốc-SSDH

  1. Tại sao lại cần số NI?

Nếu bạn có quốc tịch Anh, bạn sẽ tự động nhận được số NI trước tuổi 16.

Nếu bạn là người có quốc tịch ngoài khối EU, bạn sẽ cần phải xin số này ở Trung tâm việc làm. Tuy nhiên, theo luật, bạn không bắt buộc có số NI để xin việc. Bởi vì kế toán có thể báo thuế tạm thời cho bạn trong thời gian chờ xin số NI. Và mục đích duy nhất của số NI cũng chỉ để báo thuế.

Số NI cũng không chứng minh là bạn có quyền đi làm hợp pháp ở Anh. Ví dụ với các bạn du học sinh vào Anh học, nhưng sau đó visa hết hạn hoặc visa không cho phép đi làm thì du học sinh đó vẫn không được quyền đi làm hợp pháp.

Nếu bạn muốn làm cho các công ty/tổ chức hẳn hoi và nhận được mức lương tối thiểu theo quy định của Anh, thì bạn cần hoặc phải có NI number. Theo mình hiểu thì NI number vừa là số bảo hiểm xã hội và mã số thuế cá nhân, và tất nhiên người lao động nào cũng cần nó và phải có. Một số nơi chỉ cần bạn đến làm, không hỏi NI number và tất nhiên mức lương đi kèm sẽ thấp hơn mức quy định.

Nếu bạn là người có quốc tịch ngoài khối EU, bạn sẽ cần phải xin số này ở Trung tâm việc làm-SSDH

Nếu bạn là người có quốc tịch ngoài khối EU, bạn sẽ cần phải xin số này ở Trung tâm việc làm-SSDH

* Mức lương cơ bản bạn được nhận khi đi làm thêm tại Anh là bao nhiêu?

Ở Anh chia mức lương theo độ tuổi và tính theo giờ. Ví dụ từ 21-24 tuổi là 7.05 bảng/giờ và trên 25 tuổi là 7.5 bảng/giờ, không phân biệt quốc tịch. Đây là mức lương cơ bản, tất nhiên bạn vẫn có thể được trả cao hơn, ví dụ mình làm part-time cho trường được trả 8 bảng/giờ.

  1. Cách đăng ký National Insurance Number

– Bước 1: Bạn gọi đến số: 0345 600 0643, làm việc từ thứ 2 – thứ 6, 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều, nghe và làm theo hướng dẫn để gặp nhân viên tổng đài. Bạn trao đổi là muốn nộp National Insurance Number, sau đó đọc các thông tin cá nhân mà họ yêu cầu. 
– Bước 2: Khoảng 2 tuần sau, bạn sẽ nhận được 1 thư gửi về địa chỉ nhà mà bạn cung cấp khi gọi điện thoại ở bước 1. Trong đó gồm có 1 mẫu điền thông tin và 1 phong bì thư. Bạn điền thông tin cẩn thận theo form, chuẩn bị các giấy tờ được yêu cầu (gồm photocopy passport và BRP) và để tất cả vào lại trong phong bì thư mà được gửi kèm.
– Bước 3: Ra bưu điện gửi (không cần mua tem hay trả phí gì cả) và đợi hồ sơ được xử lý. Sau 2 tuần nữa, bạn sẽ nhận được thư gửi về kèm với NI number trong thư. Vậy là bạn đã có được NI number để nộp cho chủ cửa hàng rồi.

Student visa tier 4 chỉ cho phép bạn làm 20 tiếng/tuần-SSDH

Student visa tier 4 chỉ cho phép bạn làm 20 tiếng/tuần-SSDH

  1. Một vài lưu ý

Nếu bạn kiếm được từ 157 – 866 bảng/tuần thì bạn sẽ mất 12% cho quỹ National Insurance. Với điều kiện thu nhập cả năm thu nhập dưới 11.000 bảng/năm. Nếu tổng thu nhập cả năm nhỏ hơn mức đó thì bên HR sẽ gửi biểu thuế về và mình được nhận lại số tiền thuế đã đóng. Có thể nhận online, thông qua tài khoản và mã số thuế. Nếu không họ sẽ gửi cheque về cho mình vào ngân hàng nhưng phải đúng thông tin và số tài khoản ngân hàng mới nhận được.
Student visa tier 4 chỉ cho phép bạn làm 20 tiếng/tuần, vì vậy bạn phải kiểm tra kĩ xem tổng số giờ mình làm mỗi tuần là bao nhiêu, vì đôi lúc đi làm 2-3 chỗ hoặc 1 chỗ nhưng làm lố giờ vì hăng say nhiệt tình quá. Một khi đã nộp NI number, số giờ làm việc và thu nhập của bạn sẽ được ghi lại, để tránh các phát sinh đáng tiếc, bạn nên trao đổi với employer của mình với từng trường hợp cụ thể.
Nhiều bạn du học sinh, khi mới sang thường bỏ quên việc nộp NI number hoặc đi làm ở các công việc nhận tiền mặt hoặc không đòi hỏi NI number, nên khi có công việc như mong muốn nhưng yêu cầu NI number thì không thể nộp kịp vì mất thời gian xử lý dẫn đến lỡ việc hoặc không thể đi làm ngay. 
Vậy nên, ngay sau khi bạn nhận được BRP, ổn định chuyện nhà cửa và các vấn đề sinh hoạt khác, hãy dành 5 phút, gọi và đăng ký ngay NI number nhé. Trước sau gì cũng xài, mà dù không xài thì cũng hãy đăng ký nhé.

Khánh Ngọc (SSDH)

Share.

Leave A Reply