Những điều cần biết về thủ tục định cư nước ngoài

0

Sẵn sàng du học – Có những hình thức định cư nước ngoài nào? Lợi thế và hạn chế của mỗi hình thức là gì? Đâu là hình thức nhanh nhất? Thủ tục ra sao?… SSDH sẽ giải đáp cho bạn trong bài viết sau.

Đầu tư có yếu tố nước ngoài hiện đang là một xu hướng mới, được dự đoán sẽ bùng nổ trong vài năm tới. Hiểu một cách đơn giản, đây là hình thức đầu tư cho tương lai đối với những người có kế hoạch lập nghiệp hoặc sinh sống ở nước ngoài. Tùy vào khoản tiết kiệm mà mỗi người có thê lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp như đầu tư vào nhà đất (Việt Nam lọt top 10 nước có người mua nhà nhiều nhất tại Mỹ) hay đầu tư vào bản thân (du học hoặc nâng cao tay nghề để làm việc ở công ty nước ngoài).”Vốn” mà những người đầu tư thu hồi được là một cuộc sống mới tại vùng đất mơ ước.

ssdh-may-bay

 

ƯU – NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC HÌNH THỨC ĐỊNH CƯ NƯỚC NGOÀI

1. Định cư dạng kỹ năng

Do nhu cầu lao động tại các quốc gia phát triển như Úc, Canada… đang tăng lên khá nhanh, định cư diện lao động có tay nghề cao đang là xu hướng được ưa chuộng. Bạn nên chọn lựa và cân nhắc dựa trên danh sách nghề nghiệp cần nhiều lao động tại quốc gia đó để có lợi thế khi nộp hồ sơ. Hồ sơ được xét dựa trên nhiều yếu tố như bằng cấp, tuổi tác, trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc

Lợi thế:

– Được cấp thẻ thường trú nhân và có cơ hội nhập quốc tịch sau một thời gian làm việc.

– Nâng cao kỹ năng và năng lực để phát triển công việc.

– Đa dạng về ngành nghề để lựa chọn.

Bất lợi:

– Bạn sẽ phải tập làm quen với khí hậu, con người, phong cách sống, văn hóa công sở… của quốc gia bạn đến làm việc. Đặc biệt, thời tiết tại một vài đất nước vô cùng khắc nghiệt. Như tại Mỹ và Canada, nhiệt độ vào mùa Đông thường thấp dưới 0 độ. Một số người có thể trạng không tốt sẽ không thể thích nghi hoặc dễ mắc bệnh.

– Công ty lừa đảo xuất hiện ngày càng nhiều, bạn cần phải tìm hiểu thông tin thật kỹ trước khi quyết định.

ssdh-sinh-vien

 

2. Định cư dạng đầu tư

Đây là hình thức định cư dành cho những người có vốn tài sản lớn, đã từng quản lý doanh nghiệp và đáp ứng các yêu cầu của Sở di trú về giá trị tài sản chứng minh, mức tiền sở hữu trong sổ tiết kiệm… Sở di trú sẽ kiểm tra kinh nghiệm quản lý trước đó của bạn, hiệu quả công việc, lợi nhuận thu được… để xét hồ sơ. Bạn cũng nên lập kế hoạch đầu tư kinh doanh mới thật cụ thể và cung cấp đầy đủ các giấy tờ chứng minh năng lực của mình.

Lợi thế:

– Chương trình này khuyến khích những doanh nhân thành đạt đến định cư và phát triển kinh doanh ở nước ngoài.

– Khi được công nhận là công dân chính thức, bạn sẽ được hưởng nhiều quyền lợi, không còn bị hạn chế về quyền mua bất động sản nhà ở tại khu dân cư. Đồng thời, bạn cũng được hưởng mức tín dụng tốt hơn, hưởng nhiều ưu đãi cho các khoản vay cá nhân, vay mua nhà, mua xe… để hỗ trợ cuộc sống.

Bất lợi:

– Khó khăn trong giao tiếp: Bạn cần nỗ lực trau dồi vốn kiến thức cho bản thân để nhanh chóng hòa nhập được với ngôn ngữ và văn hóa của quốc gia đó. Phải mất một thời gian làm quen, bạn mới có thể bắt nhịp được với cuộc sống mới.

– Chi phí phát sinh trong khi kinh doanh: Đây là một trong những khó khăn chung của những nhà kinh doanh đầu tư nước ngoài. Bất cứ một thủ tục, giấy tờ hay quá trình đi lại làm việc, sinh hoạt đều làm cho tài chính của bạn bị hao tốn. Bạn cần phải quản lý chi tiêu tốt.

ssdh-sinh-vien1

 

3. Định cư dạng du học

Du học sinh sau khi hoàn thành khóa học có nhiều cơ hội xin việc làm và ở lại định cư lâu dài tại đất nước. Điều kiện tiên quyết là du học sinh phải có thư mời làm việc từ một công ty hoạt động hợp pháp tại quốc gia đó. Trong thời gian làm việc, du học sinh có quyền được nộp đơn xin cấp thẻ xanh làm thường trú nhân và sau đó có thể tham gia kì thi quốc tịch để trở thành công dân chính thức.

Lợi thế:

– Không chứng minh tài chính, visa được cấp trong khoảng 2-4 tuần.

– Nhiều lựa chọn về ngành học và trường.

– Sau tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội ở lại làm việc và định cư khi đủ điều kiện.

Bất lợi:

– Thời hạn của visa là thời gian học tập do nhà trường cung cấp. Sau khi hết hạn visa, bạn phải trở về Việt Nam hoặc gia hạn visa.

– Khi đi du học, sinh viên phải hoàn thành bộ hồ sơ nhập cảnh gồm: Lệ phí, đơn xin thị thực nhập cảnh, hộ chiếu,  ảnh thẻ, thư nhập học, bảng điểm, chứng minh tài chính, lí lịch tư pháp, quyền giám hộ, giấy khám sức khỏe. Bạn cần tìm hiểu trước để đảm bảo hồ sơ đầy đủ, tránh mất thời gian làm đi làm lại và tốn lệ phí.

– Làm thêm khi du học dễ khiến bạn lơ đễnh trong học tập nếu không có định hướng, kế hoạch rõ ràng và ý chí vững vàng.

ssdh-sinh-vien3

 

THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP ĐỊNH CƯ

Theo quy định của pháp luật, nếu muốn xin visa đi nước ngoài, bạn sẽ tới cơ quan đại sứ quán của nước đó tại Việt Nam để làm thủ tục xin cấp visa.

Hồ sơ xin visa gồm có:

– Hộ chiếu (hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu).

– Bản khai xin cấp visa và một ảnh.

– Giấy mời nhập cảnh vào nước sở tại (nước bạn có ý định định cư) (bản chính) hoặc (phụ thuộc vào mục đích chuyến đi) giấy tờ đi du lịch, giấy tờ thăm người thân, vé đi lại, công hàm không ký tên của Bộ Ngoại giao nước sở tại (Đại sứ quán hoặc cơ quan lãnh sự nước thứ ba)… là cơ sở để xét cấp Visa.

ssdh-visa

 

CÁC HÌNH THỨC ĐỊNH CƯ NHANH NHẤT HIỆN NAY

– Định cư dạng đoàn tụ gia đình: Đây là hình thức định cư diện bảo lãnh tương đối phổ biến, cho phép cha mẹ bảo lãnh cho con hoặc ngược lại và vợ chồng bảo lãnh cho nhau. Nhiều người Việt tại nước ngoài lựa chọn sinh con tại nước bản địa để được chấp nhận ở lại hợp pháp do đứa trẻ được sinh ra tại quốc gia đó sẽ được công nhận là công dân, mặc dù cha mẹ chưa có quốc tịch chính thức.

Một hình thức được đánh giá là dễ dàng nhất để định cư dài hạn tại nước ngoài là bảo lãnh diện vợ chồng và được áp dụng khá nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, các hồ sơ kết hôn giả sẽ phải chịu nhiều rủi ro dưới áp lực kiểm tra gắt gao từ Sở di trú của các nước.

– Định cư dạng kỹ năng

– Định cư dạng đầu tư

– Định cư dạng du học

HÀNH LÝ NÊN MANG LÀ GÌ? MANG BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?

Tùy theo thời gian lưu trú tại nước ngoài

Nếu bạn ở nước ngoài trong thời gian tương đối ngắn (khoảng 1-2 năm) và mỗi năm về thăm nhà ít nhất 1 lần thì không cần thiết phải mang quá nhiều đồ cũ và mua thêm nhiều đồ mới. Nếu bạn ở nước ngoài trong thời gian tương đối dài (từ 3 năm trở lên) và ít khi về thăm nhà, có thể cân nhắc mang nhiều đồ cũ hơn, hoặc mang ít đồ cũ ban đầu để đầu tư tiền mua đồ mới khi ổn định ở nước ngoài. Đối với du học sinh, rất nhiều bạn không chắc mình sẽ ở nước ngoài bao lâu và chưa có nơi ở riêng cho mình ngay khi mới sang thì nên cân đối linh hoạt khi tính toán đồ đạc mang theo để có thể di chuyển dễ dàng trước khi đưa quyết định ở đâu lâu dài.

Tình trạng tài chính

Nếu kinh tế không dư dả, bạn có thể cân nhắc mang nhiều hơn những đồ cũ sẵn có (tập trung vào những thứ thực sự cần, còn giá trị sử dụng cao và không quá nặng). Nếu có điều kiện kinh tế tốt hơn, bạn có thể mang tương đối ít đồ cũ và để dành tiền để sang nước ngoài sắm những món đồ mới theo nhu cầu.

ssdh-sinh-vien2

Mức độ sử dụng

Những món đồ cần thiết nhất thường là những món ta sử dụng hàng ngày với mật độ cao. Những món này có thể là máy tính xách tay, điện thoại, bút, sổ, áo phông, quần jeans… Để xác định chính xác những món đồ cần thiết này là gì và số lượng cần mang theo bao nhiêu, bạn nên chụp ảnh, ghi chép, hoặc ghi nhớ cẩn thận về mức độ sử dụng đồ đạc trong vòng 3 tháng đến 1 năm trước chuyến đi. Món nào có mức độ sử dụng cao nhất sẽ được ưu tiên mang đi trước nhất.

Đặc điểm địa lý

– Thời tiết nơi đó như thế nào? Các mùa trong năm là gì? Nhiệt độ thấp nhất/cao nhất là bao nhiêu? Cần phải chuẩn bị quần áo, giày dép như thế nào để đối phó với giai đoạn thời tiết khắc nghiệt nhất?

– Địa lý ở nơi đó thế nào? Đó là vùng núi cao hay đồng bằng? Có gần thành phố lớn, trung tâm mua sắm, giao thông công cộng không? Có cần mang nhiều đồ đạc theo không hay đến nơi có thể dễ dàng tìm được những món đồ cần thiết?

Xác định được những điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tính toán đồ đạc mang theo và nhìn trước được khả năng mua sắm đồ mới cần thiết khi sang nước ngoài.

Cá Domino (SSDH) – Theo elle

Share.

Leave A Reply