Những lời khuyên hữu ích cho sinh viên quốc tế khi học ở New Zealand

0

SSDH – Dưới đây là các thông tin hữu ích giúp cho bạn đến New Zealand được thoải mái và dễ dàng hơn. So sánh chi phí sinh hoạt tại New Zealand có thể khác nhau tùy thuộc vào bạn đến từ đâu và nơi bạn chọn học khi đến New Zealand.

 

Những lời khuyên hữu ích cho sinh viên quốc tế khi học ở New Zealand

 

Bạn nên mang theo những gì?

  • Hộ chiếu và visa
  • Biên lai chứng nhận bạn đã thanh toán các chi phí liên quan đến việc học
  • Thông tin về chính sách bảo hiểm
  • Giấy khai sinh
  • Chứng nhận về sức khỏe và tiêm chủng theo yêu cầu
  • Thông tin về tài khoản ngân hàng
  • Thẻ ngân hàng và một ít tiền mặt bằng tiền New Zealand
  • Bằng lái xe (nếu có)
  • Bộ sạc máy tính, điển thoại,…

Bảo hiểm cho sinh viên

 

Bạn sẽ cần phải mua bảo hiểm của một nhà cung cấp bảo hiểm đã được phê duyệt cho suốt quá trình bạn học ở New Zealand. Các nhà cung cấp như Southern Cross Health Society có đầy đủ chính sách cho sinh viên quốc tế.

 

Nhà ở

 

Các dịch vụ cung cấp nhà ở có thể cung cấp nhiều loại hình nhà ở như homestay, căn hộ cho thuê, nội trú, nhà cho thuê. Nhiều sinh viên thường chọn ở với gia đình bản xứ (homestay) thời gian đầu, và khi đã quen với cuộc sống ở new Zealand, sẽ chuyển ra ngoài ở chung với bạn bè trong những căn hộ cho thuê có nhiều phòng. Điều này khá phổ biến và tiết kiệm chi phí.

 

Ngân hàng

 

Bạn sẽ cần dùng đến tiền mặt New Zealand ngay khi đặt chân xuống sân bay. Tuy nhiên, vì lý do an toàn, bạn không nên mang theo mình quá nhiều tiền mặt. Ở các sân bay quốc tế ở New Zealand đều có các văn phòng đổi tiền ngoại hối. Tiền đô la New Zealand có các mệnh giá $5, $10, $20, $50 và $100 cho tiền giấy và 10c, 20c, 50c, $ 1 và $ 2 cho tiền xu. Các ngân hàng quốc tế bạn có thể sử dụng như: Westpac, NZ, ASB, BNZ, The Co-operative Bank, HSBC, KiwiBank, TSB Bank.

 

Nguồn điện

 

Ở New Zealand nguồn cung cấp điện là 230volts, 50Hz, 3 pin socket. Tham khảo các trang web du lịch New Zealand để có những  lời khuyên hữu ích về cách sử dụng điện ở đây.

 

Giao thông

 

Có các dịch vụ xe lửa và tuyến xe bus rộng khắp. Taxi cũng có sẵn nhưng khá tốn kém vì người bản địa thường tự đi du lịch bằng xe của mình. Hãy lên kế hoạch du lịch cụ thể trước khi đi.

 

Khí hậu

 

Thời tiết ở New Zealand có thể thay đổi nhanh chóng từ ấm áp sang lạnh và mưa. Nếu khóa học của bạn kéo dài cả năm, hãy chuẩn bị quần áo cho đủ các mùa.

 

Lái xe ở New Zealand

 

Cần phải có giấy phép lái xe hợp pháp khi lái xe ở New Zealand. Chú ý luôn đi về bên trái. Chú ý các vạch chỉ đường và sang đường trên các vạch sang đường cho người đi bộ. Không bao giờ để những đồ có giá trị lại trong xe của bạn.

 

Giữ an toàn khi bơi lội

 

New Zealand có nhiều bãi biển và bến cảng. Nếu bạn đi đến một bãi biển, bến cảng, đường thủy, phải chú ý đến các dòng chảy mạnh, xoáy nước nguy hiểm trong các khu vực đó. Không nên đi một mình hay nhóm nhỏ ít người trong những khu vực bơi không có người tuần tra. Luôn bơi trong giới hạn các phao nổi kiểm soát của cứu nạn bờ biển.

 

An toàn chung

 

Chú ý đến tiền mặt và các thứ có giá trị bên mình. Ở New Zealand hầu như không có động vật hoang dã nguy hiểm hay có độc. Đây là đất nước được xếp hạng an toàn thứ 4 trên thế giới.

 

Mua sắm

 

Giờ mở của của các cửa hàng nói chung từ 8h sáng đến 5h30 hoặc 6h chiều. Siêu thị và cửa hàng thực phẩm có thể mở cửa lâu hơn, và suốt 7 ngày 1 tuần. Các ngân hàng mở cửa từ 9h sáng đến 5h chiều, từ Thứ 2 đến Thứ 6, một số có thể mở cửa vào ngày Thứ 7 hoặc Chủ nhật nếu tọa lạc ở các trung tâm mua sắm. Máy ATM có thể tìm thấy dễ dàng trên nhiều tuyến phố chính. Thuế hàng hóa và dịch vụ áp dụng cho hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ là 15%.

 

     Ngọc Ánh (SSDH) – Theo Ames

Share.

Leave A Reply