Những lưu ý mẹ Việt sinh con tại Anh (phần 2)

0

Sẵn sàng du học –  Tất cả hồ sơ này sẽ được lưu giữ lại tại bệnh viện nên mẹ Việt sinh con tại Anh nào muốn có hồ sơ lưu thì có thể copy lại. Đối với các chị em nào vẫn chưa có ILR thì hồ sơ khám thai với logo của NHS cũng được xem là 1 trong các loại giấy tờ hợp lệ được Home Office chấp nhận.

Về vấn đề họ và tên khai trong hồ sơ khám thai: Nếu các chị em nào sử dụng họ của chồng mà chưa chính thức đổi tên bằng deed poll thì nên sử dụng tên chính xác trong hộ chiếu/Permanent Permit Card chứ đừng điền tên theo họ chồng vì sau này Giấy chứng sinh sẽ được cấp với tên được khai trong hồ sơ –> Tên của mẹ trong khai sinh Anh của con (không ảnh hưởng đến Giấy khai sinh Việt Nam vì DSQ VN sẽ căn cứ vào tên trên hộ chiếu của mẹ). Nên để tránh rắc rối với Giấy khai sinh Anh thì chị em nên lưu ý điều này.

Phía nhà nước VN sẽ căn cứ vào tên của mẹ trên passport & tờ khai đề nghị cấp khai sinh

Phía nhà nước VN sẽ căn cứ vào tên của mẹ trên passport & tờ khai đề nghị cấp khai sinh

Gần ngày sinh, sẽ có những cơn gò giả (Braxton Hicks contractions), vì vậy các chị em chú ý một chút, cơn gò thật thì liên tục, và đau vô cùng. Nếu quá ngày due date thì midwife sẽ book cho mình vô bệnh viện để trong đó khám và họ hẹn ngày để làm induction. Khi đi sinh nhớ đem theo vớ tất mang ấm chân vì khi vào phòng sinh và cơn đau về thì tay chân mình sẽ lạnh ngắt, nếu lạnh quá không thể nào rặn con ra được đâu. Trong thời gian vào bệnh viện tham quan, là mình chọn cho mình cách sinh giảm đau như thế nào: loại gas hay mệt lắm, loại epidural thì sau này đau lưng nhưng khá hữu hiệu, có thể dùng dịch vụ sinh trong nước, hay là ngồi lên bóng…tùy mình chọn lựa nhưng khi đau quá lúc còn ở nhà thì mở nước ngâm vào bồn thì nó sẽ dịu cơn đau. Khi sinh em bé ra, nếu không biết cách tắm cho bé thì phải nói liền với midwife là hỗ trợ giúp vụ tắm bé, có ai local để giúp không, hay là cần gì thì nên nói. Khi về nhà thì midwife sẽ đến thăm trong vòng 2 tuần thăm em bé mới sinh, bày cho cách bú, hỏi han tình hình em bé và có thể cân em bé và sau đó thì Health Visitor sẽ đến để cân bé, và hỏi han tình hình, follow up đến khi bé được 5 tuổi.

Lúc đi sinh, tuỳ vào loại phòng sinh, phương pháp sinh mà mình chọn (sinh không đau.) bệnh viện sẽ tiến hành các thủ tục khác nhau. Nếu như vẫn chưa có dấu hiệu sinh mà vẫn cần phải ở lại bệnh viện để kiểm tra, theo dõi tình hình thai nhi thì thông thường người nhà sẽ không được ở lại bệnh viện, tất cả việc chăm sóc sẽ do nhân viên ở BV đảm nhận, vì đây là khu vực hạn chế tối da việc nhiễm khuẩn, đảm bảo sức khỏe cho thai phụ, sản phụ và trẻ sơ sinh khác. Tuỳ BV mà thời gian được phép thăm bệnh khác nhau (thường từ 11am-8.54pm). Trong thời gian không được thăm bệnh, nếu như có dấu hiệu sinh thì BV sẽ liên lạc với những người mà mình muốn họ vào phòng sinh với mình. Chỉ những người này mới được phép vào khu vực phòng sinh. Lưu ý rằng có bệnh viện có quy định ngay cả những người thân này nếu như đến phòng sinh khi mà em bé đã được sinh ra và đã được chuyển ra khu vực cách ly thì họ sẽ không được phép vào thăm mà phải đợi đến giờ thăm bệnh mới được vào.

Sau khi sinh xong thông thường BV sẽ giao cho mình thêm 1 túi thông tin

Sau khi sinh xong thông thường BV sẽ giao cho mình thêm 1 túi thông tin

Sau khi sinh xong thông thường BV sẽ giao cho mình thêm 1 túi thông tin, giấy tờ liên quan đến những việc cần và nên làm sau khi sinh (đăng ký khai sinh, phúc lợi…). Thông thường, sau ngày bé chào đời, sẽ có người đến chụp hình cho bé và bố mẹ ngay tại bệnh viện (có tính phí), nên nếu bố mẹ muốn có thể chuẩn bị quần áo xinh xinh, gấu bông.. cho bé để chụp hình lưu niệm.Trong thời gian ở BV, sẽ có chuyên viên đến hướng dẫn và kiểm tra cách mẹ cho bé bú, cách giúp bé ợ hơi sau khi bú…nên có thắc mắc gì liên quan đến việc cho con bú thì sẽ được chuyên viên giải đáp. Tuỳ vào tình hình sức khỏe của mẹ và bé, sau khi các bác sĩ khám và kiểm tra tổng quát, 2 mẹ con có thể xuất viện trong vòng 1-3 ngày (hoặc lâu hơn).Trước khi xuất viện, BV sẽ giao cho mình 1 tập hồ sơ và giấy chứng sinh để mình đi đăng ký khai sinh cho bé và để mình giao cho midwife và health visitor. Lưu ý là nếu chị em nào muốn đăng ký 2 quốc tịch cho bé thì có thể hỏi thử BV xin cấp cho 2 giấy chứng sinh để mình sử dụng 2 nơi. Họ và tên của mẹ trên Giấy chứng sinh này sẽ được ghi trên Giấy khai sinh của Anh. Còn về phía nhà nước VN sẽ căn cứ vào tên của mẹ trên passport & tờ khai đề nghị cấp khai sinh.

ssdh-midwife-sinh-con-tai-anh3

 

* Về việc xin voucher vitamins, sữa…khi dang mang thai: Tuỳ đối tượng và các chính sách mà các chị em đang được hưởng, sẽ có thể xin được voucher vitamins, sữa…Trong các túi thông tin mà Midwife đưa cho mình (Lần 1), hoặc túi thông tin mình nhận lần 2, tại GP, Pharmacy…có các form và hướng dẫn cách xin các voucher này.

* Chuyện siêu âm tùy bệnh viện nha, như bên Solihull chỉ 1 lần mà thôi, bên Birmingham siêu âm 2 lần, và nếu mẹ lớn tuổi có con và trục trặc họ mới coi kỹ 3, 4 lần chứ 2 lần là nhiều nhe các chị em.

* Các bà bầu cũng nên mua tạp chí Pregnancy& Birth, hoặc Mother&Baby để đọc thêm, hiểu thêm 1 số từ chuyên môn để nói chuyện dễ dàng hơn và họ nói mình cũng hiểu mấy cụm từ trong vấn đề bầu bì, sinh đẻ nhiều hơn.

*Nếu các mẹ đi làm có thể claim statutory maternity leave nếu đi làm 26 tuần tính đến Tuần Thứ 15 Có Bầu.

Khánh Ngọc (SSDH)

Share.

Leave A Reply