Những sai lầm khiến sinh viên bỏ dở việc học

0

Sẵn sàng du học – Thực tế, có những sinh viên để chuyện tình yêu ảnh hưởng quá nhiều đến học tập. Khi đang trong giai đoạn yêu đương thắm thiết, thì dành quá nhiều thời gian cho người ấy, không có thời gian học tập. Khi chuyện tình cảm gặp những đổ vỡ, lại chán nản, không có tinh thần để làm bất cứ việc gì, học hành cũng không ngoại lệ.

ssdhsinhvien

1. Nợ môn triền miên

Ở bậc đại học, hầu hết các bạn sinh viên đều tự lập trong việc học tập và sinh hoạt cá nhân. Vậy nên, nếu bạn không tự giác, không thấy được tầm quan trọng của việc học thì sẽ dễ dàng “tự cho phép” mình cúp tiết đôi khi không vì lý do gì cả! Điều này dẫn đến hệ quả là sinh viên không vượt qua kì thi cuối mỗi kì và nợ môn trở thành nỗi “ám ảnh”.

Đây là vấn đề mà nhiều sinh viên phải đối mặt, cũng là nguyên nhân khiến sinh viên bỏ học giữa chừng, không thể ra trường đúng hạn so với nhiều bạn bè cùng khóa. Thậm chí không ít sinh viên đã không thể lấy được bằng sau 6-7 năm học vì nợ quá nhiều môn. Do vậy, ngay từ những ngày đầu bước chân vào trường đại học hãy xác định rõ ràng mục tiêu học tập. Dù là tân sinh viên hay sắp rời xa cánh cổng đại học, đừng bao giờ lười biếng, chểnh mảng trong học tập và thi cử để không phải hối tiếc rằng “Giá như trước kia mình chăm chỉ học hành hơn thì…”!

2. Chuyện yêu đương ảnh hưởng quá nhiều đến học tập

Có những chuyện tình yêu thực sự làm chỗ dựa tinh thần cho học tập, hai người giúp nhau cùng tiến. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát được hành vi, quá sa đà vào chuyện yêu đương thì sự nghiệp học hành của bạn sẽ có nguy cơ dang dở… Thực tế, có những sinh viên để chuyện tình yêu ảnh hưởng quá nhiều đến học tập. Khi đang trong giai đoạn yêu đương thắm thiết, thì dành quá nhiều thời gian cho người ấy, không có thời gian học tập. Khi chuyện tình cảm gặp những đổ vỡ, lại chán nản, không có tinh thần để làm bất cứ việc gì, học hành cũng không ngoại lệ.

Thậm chí, nếu chạy theo “xu hướng” sống gấp, yêu gấp dẫn đến sự hời hợt, dễ dãi trong tình yêu sẽ khiến sinh viên vấp phải những hậu quả đáng tiếc dẫn đến việc bỏ dở việc “đèn sách”. Vậy nên, mỗi sinh viên hãy biết cân bằng giữa tình yêu và học tập, biết lấy tình yêu làm động lực và mục tiêu cho học tập. Đặc biệt, hãy có quan niệm lành mạnh về tình yêu!

3. Không cân bằng được giữa việc làm thêm và học tập

Khi quyết định tìm kiếm công việc làm thêm, rõ ràng quỹ thời gian của bạn so với những sinh viên chỉ tập trung hoàn toàn vào việc học sẽ ít hơn. Vậy nên, nếu không có kế hoạch, thời gian biểu cho từng công việc cụ thể thì bạn khó có thể hoàn thành tốt việc học ở trường. Trên giảng đường đại học, sinh viên luôn phải ý thức được rằng mục tiêu học tập là số 1 và luôn là như vậy.

Tuy nhiên, hiện nay, rất nhiều sinh viên vì những lý do khác nhau đã không cân bằng được giữa việc làm thêm và học tập. Công việc làm thêm quá nhiều, sau khi làm xong thì lại mệt mỏi, không đủ sức khoẻ cũng như thời gian để hoàn thành việc học.

Số tiền kiếm được trước mắt giúp bạn thỏa mãn được những sở thích cá nhân ở thời điểm hiện tại như mua sắm, du lịch… do đó bạn đặt việc làm thêm cao hơn việc học. Lâu dài, việc này sẽ khiến sinh viên chểnh mảng việc học, học lại, thi lại… và con đường ra trường trở nên mịt mù. Làm thêm không sai nhưng hãy sắp xếp thời gian hợp lý để vẫn đảm bảo việc học. Đừng vì chút lợi ích ngắn hạn phía trước mà dở dang chuyện học hành – tạo nền tảng cho tương lai.

Cá Domino (SSDH) – Theo kenh14.vn

Share.

Leave A Reply