Phát hiện và hỗ trợ trẻ trước những thay đổi ở tuổi trưởng thành

0

SSDH – Học đại học là một giai đoạn nhạy cảm cho tất cả các sinh viên, các bậc cha mẹ cần phải nhận thức rõ những thay đổi của trẻ ở giai đoạn này để có thể giúp con em mình một cách tốt nhất.

1

Là cha mẹ, bạn đã dõi theo con mình từ lúc lọt lòng cho đến hiện tại, và giờ đây con cái bạn đang bước vào một thế giới hoàn toàn mới – trường đại học. Một số trẻ có thể thấy mình đang làm tốt, thì số còn lại lại đang cảm thấy mất cân bằng như đi trên một con đường đầy bấp bệnh.

Theo kết quả mới nhất từ Nhật Bản đánh giá sức khỏe các trường đại học quốc gia, nhiều sinh viên đại học đang gặp khó khăn về sức khỏe tinh thần. Hơn 1/5 đang cảm thấy bị quá tải, 18 % sinh viên cảm thấy nỗi tức giận do bị quá tải, 17% cảm thấy rất chán nản và không muốn hoạt động, khoảng một nửa trong những sinh viên thấy trách nhiệm học hành là khó khăn.

Mặc dù vậy, hầu hết các sinh viên vẫn tốt nghiệp và sống lâu, sống khỏe. Có rất nhiều em đã tự mình giải quyết vấn đề, một số em dựa vào sự giúp đỡ của bố, mẹ và những người khác. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp là nhờ vào bố mẹ với các biện pháp điều trị khác nhau.

Để giúp con em mình, cha mẹ cần phải chú ý, biết vấn đề là gì. Dấu hiệu thường thấy ở những thay đổi, bởi trường đại học có thể làm con người ta thay đổi. Con bạn có thể học những điều mới, và những điều này thách thức niềm tin của bạn vào con cái, khi chúng thay đổi cách trang điểm hay hẹn hò vời ai đó mà bạn không thích.  Bạn có thể thấy không thỏa mái, tuy nhiên điều này không có gì đáng lo. Mặc dù vậy, có một số thay đổi đôi khi lại là dấu hiệu đáng ngại.

Đầu tiên, là những thay đổi trong sinh hoạt thường ngày, như ăn uống hay ngủ nhiều hơn bình thường. Hơn nữa, hãy tìm hiểu xem con bạn có sử dụng đồ uống có cồn hay thuốc phiện. Nếu bạn không nhận thấy các dấu hiệu trực tiếp, hãy tìm những dấy hiệu khác như mệt mỏi, mất tập trung, khó chịu.

Hãy chú ý những thay đổi sau:

  • Không thường xuyên nói chuyện hay cởi mở với bạn
  • Gặp vấn đề về kết bạn, duy trì quan hệ bạn bè hay có quan hệ tình cảm
  • Đăng những điều quan tâm lên mạng xã hội
  • Nói chuyện về việc rời trường học và về nhà, không trở lại trường sau kì nghỉ. Hãy chú ý đến những dấu hiệu và hành vi cho thấy con bạn đang gặp khó khăn với suy nghĩ và cảm xúc.
  • Tỏ ra không còn hứng thú với những sở thích và đam mê trước đây
  • Thường trò chuyện về nỗi buồn, lo lắng, sợ hãi, giận giữ và cô đơn.
  • Trở nên buồn bã, lo lắng, dễ cáu giận hơn so với bình thường
  • Gặp vấn đề căng thẳng

Bạn cũng không cần phải lo lắng quá trước những thay đổi trên trừ phi chúng là mối nguy hiểm ngay lập tức đến sức khỏe của con bạn – như là đồ uống có cồn, thuốc phiện hay con bạn có ý định tự tử.

Nếu bạn thấy con mình đang gặp vấn đề, hãy nhớ rằng luôn có cách giải quyết. Cách tốt nhất là cho chúng tự tìm cách giúp mình. Làm vậy sẽ giúp cho con bạn trở nên tự lập. Cha mẹ tuyệt vời là người biết gieo cho con những ý tưởng tốt và để con trẻ tự làm theo cách của mình. Một trong những cách tốt nhất là phối hợp với con mình đặt một lịch hẹn với dịch vụ tâm lý sức khỏe của trường

Hoặc bạn cũng có thể nhờ đến sự giúp đỡ từ các trung tâm tâm lý, trung tâm tư vấn. Đây là nơi chuyên nhận các cuộc gọi từ các phụ huynh, lắng nghe và theo dõi tình trạng sức khỏe tinh thần của các sinh viên. Tuy nhiên đây không phải là một phương pháp điều trị lí tưởng vì nó phụ thuộc nhiều vào niềm tin giữa sinh viên và cơ quan cung cấp dịch vụ. Và thật khó để thiết lập sự tin tưởng nếu con bạn không chủ động tìm đến sự giúp đỡ.

Cuối cùng, bạn phải nhận thức được nguy cơ con em mình muốn tìm đến cái chết. Theo số liệu từ bản đánh giá sức khỏe các trường đại học Quốc gia, có khoảng 1% các sinh viên có ý định tự sát ở bất kì năm học nào, vì vậy hãy liên lạc với các cơ quan chức năng liên quan nếu bạn cần trợ giúp. Ngoài ra, hãy chú ý đặc biệt đến những người đã tự tử hay có ý định tự tử mà con bạn biết, yêu thương, tôn trọng hay thần tượng, để đảm bảo con bạn luôn được an toàn. Nếu bạn thấy bất kì dấu hiệu nào sau đây, hãy liên lạc với dịch vụ sức khỏe của trường để được trợ giúp:

  •  Nói về mong muốn trả thù hay làm tổn thương người khác
  • Hầu như cô lập với xã hội
  • Nói chuyện hay gửi bài về tự tử hoặc lập kế hoạch tự tử
  • Thu thập các phương pháp tự tử

Kết luận, hầu hết trẻ sẽ sống tốt ở trường đại học, cho dù đó là thời gian đầy thách thức. Bạn là cha mẹ tốt, và thậm chí sẽ tốt hơn nếu biết cách giải quyết các vấn đề để con bạn có được trang bị đầy đủ về sức khỏe tinh thần. Hãy tạo điều kiện cho trẻ lớn lên hanh phúc, mạnh khỏe và trưởng thành.

Nguyễn Hiên (SSDH) – Theo Usnews

Share.

Leave A Reply