Sinh viên Hồng Kông chê trường tư dù được hỗ trợ

0

Sẵn sàng du học – Sinh viên Hồng Kông (Trung Quốc) trượt trường công vẫn chọn học các chương trình “cấp thấp” ở trường công thay vì trường tư dù tấm bằng được cấp chỉ là dạng “liên kết” và ngắn hạn.

sinh-vien-hong-kong

Sinh viên Hồng Kông chê trường tư dù được hỗ trợ

Sức hút thương hiệu trường công

Mặc dù chính quyền Hồng Kông mới ban hành chính sách trợ cấp cho các khoá học ở trường đại học tư thục, sinh viên Hồng Kông vẫn chấp nhận đăng kí học các chương trình “không bằng cấp chính thức” ở trường công.

Các sinh viên này cho biết danh tiếng tốt hơn và chất lượng cao hơn của các trường đại học công lập so với trường tư là yếu tố dẫn tới lựa chọn của họ.

Có 20.800 người dự thi tuyển sinh vào 8 trường đại học công lập tại Hồng Kông trong khi chỉ có 15.000 chỉ tiêu. Như vậy có 5.800 thí sinh bị loại dù trong đó nhiều thí sinh đạt “điểm tiêu chuẩn” kỳ thi này.

Để giảm bớt thiệt thòi cho những thí sinh không may mắn, tháng trước chính quyền Hồng Kông công bố hỗ trợ hàng năm 30.000 HK$ cho những thí sinh đạt “điểm tiêu chuẩn” vào học ở một số trường tư được chính quyền lựa chọn.

Tuy nhiên, nhiều sinh viên vẫn lựa chọn bằng liên kết – đây là những chương trình đào tạo 2 năm hoặc dưới mức văn bằng chính thức – tại những trường đại học công lập; bất chấp việc không được trợ cấp và không được bảo đảm có thể chuyển đổi sang hệ đào tạo văn bằng chính thức sau khi hoàn tất chương trình.

Chấp nhận tốn kém

Eric Lai đủ điểm cần thiết để vào trường đại học công nhưng “hết suất”. Cậu nhận được thư mời học ngành quản lí tài chính tại Trường Quản lí Hang Sang, trường nằm trong chương trình trợ cấp của chính quyền Hồng Kông.

Nhưng Lai chọn đăng kí học bằng liên kết ngành quản trị kinh doanh tại Trường Cao đẳng Cộng đồng HKU SPACE, liên kết với Đại học Hồng Kông. “Tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu học chương trình liên kết và quay lại trường công trong năm thứ ba” – Lai chia sẻ.

Nếu Lai theo học chương trình đào tạo được trợ cấp thì sẽ chỉ tốn phí 36.700 HK$ trong năm học tới, trong khi chương trình đào tạo liên kết không được trợ cấp sẽ ngốn khoảng 55.000 HK$.

Tuy nhiên theo Lai thì “có giá của nó”. “Một tấm bằng từ trường đại học công lập được đánh giá cao hơn khi tìm việc làm và mang đến tương lai tốt hơn” – Lai nhấn mạnh.

Giáo sư Chan Lung-sang, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng HKU SPACE, cho biết 60% sinh viên tốt nghiệp chương trình liên kết được nhận vào chương trình đào tạo chính thức của trường công trong năm thứ ba.

Lai, có kế hoạch làm việc bán thời gian để có thêm tiền đóng học phí, hy vọng chính quyền sẽ xem xét hỗ trợ cả những trường trình đào tạo liên kết.

Nhiều sinh viên cùng suy nghĩ như Lai. Yuko Kan tháng trước được mời đăng kí chương trình đào tạo kế toán tại Đại học Mở, nhận hỗ trợ 30.000 HK$. Tuy nhiên, cô chọn học chương trình đào tạo liên kết ngành Hội họa tại Đại học Sư phạm. Kan cho biết, chọn Đại học Sư phạm bởi danh tiếng của trường và chấp nhận mức học phí 80.400 HK$.

Tuy nhiên, cũng có những sinh viên không bỏ qua cơ hội nhận trợ cấp chính quyền. Tsang Shing-wui quyết định học chương trình quản trị kinh doanh tại Trường Cao đẳng Quản lí Hang Seng với mức phí phải đóng sau khi trừ đi trợ cấp là 33.700 HK$. “Ít nhất là tôi sẽ nhận được một tấm bằng, còn hơn là tấm bằng liên kết chỉ có trình độ trên tú tài” – Tsang chia sẻ.

Các khoá học liên kết tại các trường đại học công lập ở Hồng Kông vẫn là sự lựa chọn của nhiều sinh viên thi trượt vào chương trình đào tạo chính thức của các trường này, bất chấp giá trị “yếu hơn” của văn bằng và học phí cao hơn.

Thái Hải (SSDH) – Theo Thanh Anh (South China Morning Post)

Share.

Leave A Reply