Số lượng sinh viên Ấn Độ và Trung Quốc du học Mỹ nói lên điều gì?

0

SSDH – Du học Mỹ là giấc mơ của nhiều sinh viên trên thế giới. Đối với Ấn Độ và Trung Quốc, mức độ phát triển của hai nền kinh tế đông dân nhất được phản ảnh qua số liệu du học tại Mỹ, theo một bài báo mới đây trên tờ Wall Street Journal.

 du%20học%20mỹ.jpg

Du học Mỹ, thước đo sự khác biệt giữa hai nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ

 

Trung Quốc và Ấn Độ lập kỷ lục về số sinh viên quốc tế theo học tại Mỹ. Hơn 4/10 sinh viên theo học tại các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ đến từ hai quốc gia này.

 

Một báo cáo từ Viện Giáo dục Quốc tế cho biết Trung Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu về số sinh viên theo học tại Mỹ, với hơn 274.000 sinh viên, tăng thêm 17% so với năm trước.

 

Tuy ở xa hơn nhưng Ấn Độ vẫn có hơn 102.000 sinh viên đại học và cao đẳng hiện đang học tập tại Mỹ, tăng 6% so với năm trước. Được biết đây là lần gia tăng đầu tiên trong suốt 5 năm qua.

 

Trong nhiều năm, Ấn Độ dẫn đầu về số lượng sinh viên năm nhất theo học tại Mỹ. Tuy nhiên số liệu hồi tháng 6 năm 2010 cho thấy Trung Quốc đã vượt Ấn Độ ở tỷ lệ này

 

Chỉ trong vòng 8 năm, số lượng theo học tại Mỹ của Trung Quốc đã tăng thêm 200.000 sinh viên và đưa Trung Quốc thành quốc gia dẫn đầu. Điều này phản ánh thu nhập được cải thiện và mức độ hội nhập của công dân nước này.

 

Cách thức mà những trí thức ưu tú lựa chọn chương trình học phản ánh điểm khác biệt giữa 2 nền kinh tế.

 

Sinh viên Trung Quốc có xu hướng chọn các khóa học đại học và tập trung vào lĩnh vực kinh doanh, trong khi các sinh viên từ Ấn Độ lựa chọn các chương trình sau đại học ngắn hạn ở các lĩnh vực kỹ thuật như khoa học và toán.

 

 Trung Quốc vượt qua Ấn Độ về số lượng sinh viên đến Mỹ du học.Sinh viên Trung Quốc có xu hướng chọn các khóa học đại học và tập trung vào lĩnh vực kinh doanh

 

 Các sinh viên  Ấn Độ thường lựa chọn các chương trình sau đại học ngắn hạn ở các lĩnh vực kỹ thuật như khoa học và toán.

 

Tỷ lệ sinh viên Trung Quốc lựa chọn các chương trình đại học nhiều hơn so với sinh viên Ấn Độ, 12% sinh viên gốc Ấn so với 40% sinh viên gốc Trung.

 

Akhil Daswani, giám đốc một công ty tư vấn giáo dục ở Ấn Độ cho biết đối với nhiều người Ấn Độ, tấm bằng đại học vẫn là một sự xa xỉ ngoài tầm với.

 

Vì lý do kinh tế, Người Ấn Độ có xu hướng lựa chọn các khóa học ngắn hạn nhưng hứa hẹn lương cao.

 

Theo số liệu thống kê năm ngoái, gần 80% sinh viên Ấn Độ ở Mỹ chọn các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật hoặc toán học trong khi con số này đối với Trung Quốc là 42%. Ngược lại, tỷ lệ sinh viên Trung Quốc theo học lĩnh vực kinh doanh cao hơn, khoảng 28% sinh viên Trung Quốc so với 12% sinh viên Ấn Độ.

 

Dấu hiệu kinh tế Mỹ và quyết định du học.

 

Sinh viên Ấn Độ có xu hướng chờ đợi thời điểm tốt để du học.

 

Họ không muốn lưu lại Mỹ khi không có việc làm. Một trong những lý do số lượng sinh viên Ấn Độ sang Mỹ giảm trong bốn năm liên tiếp là vì thiếu niềm tin vào nền kinh tế Mỹ.

 

Tình hình việc làm được cải thiện ở Mỹ trong thời gian vừa qua đã tạo động lực để sinh viên gốc Ấn tiếp tục du học. Ngược lại, số lượng sinh gốc Ấn học tại Mỹ tăng cũng là một dấu hiệu tích cực cho Mỹ.

 

Làn sóng du học quốc tế đã cứu nguy nhiều trường đại học của Mỹ đang gặp khó khăn về tài chính. Năm ngoái, sinh viên Trung Quốc đã chi tổng cộng 8 tỷ USD trong khi sinh viên Ấn Độ trả 3,3 tỷ USD chi phí giáo dục tại Mỹ

 

Nguồn: Một thế giới

Share.

Leave A Reply