Tìm kiếm việc làm: Cố gắng hay bỏ cuộc?

0

Sẵn sàng du học – Có hai sinh viên quốc tế đều tham gia một buổi phỏng vấn, và một trong số đó thậm chí không nhận được tin tức gì từ nhà tuyển dụng. sinh viên khi đó có thể cảm thấy mâu thuẫn khi tiếp tục mong đợi các tin tuyển dụng từ tổ chức đó. Và đôi khi việc chạy theo nhà tuyển dụng tiềm năng có thể biến bạn trở thành một người bất lịch sự. Sau nhiều tuần chờ đợi bất an, sẽ có người đặt ra câu hỏi “Vì sao vẫn chưa nhận được tin tức gì mặc dù tự mình thấy mọi chuyện đã diễn ra thật tốt đẹp?”

​Gần 1/3 trong số những người trẻ không đi làm và không đi học ở Hà Lan đã tích cực tìm việc hồi năm ngoái

​Gần 1/3 trong số những người trẻ không đi làm và không đi học ở Hà Lan đã tích cực tìm việc hồi năm ngoái

Thời gian phản hồi: Như thế nào được cho là quá lâu?

Khoảng thời gian từ khi bạn nộp đơn xin việc và chờ đợi hồi âm là thời gian khó khăn nhất, đặc biệt là khi nhà tuyển dụng không liên lạc lại gì. Theo một sinh viên được phỏng vấn từ Đại học Melbourne, khoảng thời gian từ 2-4 tuần là khoảng thời gian thích hợp khi chờ đợi thư phản hồi. Đôi khi ứng viên cảm thấy rất nóng lòng khi chờ đợi trong một khoảng thời gian, và thời gian có thể sẽ không như bạn mong đợi mặc dù với nhà tuyển dụng, đó là chuyện rất bình thường. Do đó, kiên nhẫn là chìa khóa khi bạn đợi thư hồi âm.

Wesley, một sinh viên Đại học Monash hiện đang làm việc bán thời gian tại một nhà hàng Trung Quốc cho biết: “Đôi khi thời gian ngắn cũng khiến bạn cảm thấy như đã kéo dài hàng tháng”. Wesley được gọi tham gia phỏng vấn sau vài ngày nộp đơn, và khoảng thời gian hồi âm sau đó tuy chưa đầy một tuần nhưng Wesley vẫn cảm thấy áp lực khi bản thân đang rất cần tìm việc. Tuy nhiên, tốc độ mà nhà tuyển dụng hồi âm phụ thuộc vào vị trí tuyển dụng và thời điểm thuê. Theo Julie Tsamis từ bộ phận nhân sự của Trinity College, trước khi chấp nhận hoặc thậm chí xem xét một người nộp đơn, nhà tuyển dụng sẽ tìm hiểu ứng viên trong phạm vi rộng để biết ứng viên có phải là người phù hợp hay không. Trong thời kỳ công nghẹ như hiện nay, việc xem xét các hồ sơ trực tuyến dần trở nên phổ biến, nhằm đảm bảo việc chọn lựa ứng viên tiềm năng một cách tối ưu. Quá trình chọn lựa như thế cũng sẽ mất thời gian khiến ứng viên chờ đợi.

Theo dõi đơn ứng tuyển của bạn

Phải thừa nhận rằng việc chờ đợi kết quả hồi âm là cảm giác vô cùng khó chịu. Việc ngồi hàng giờ trước màn hình máy tính và refesh hộp thư tuy không thể giúp bạn rút ngắn thời gian chờ đợi, nhưng ít nhất nó cũng khiến bạn trở nên dễ chịu hơn.

Hầu hết các buổi phỏng vấn kết thúc với câu cuối cùng “Chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn sớm”, điều này lại là điều khiến các ứng viên hoang mang, khi không biết “sớm” thực sự là bao giờ. Để khắc phục điều này, bạn hãy hỏi nhà tuyển dụng trước khi được họ phản hồi, việc yêu cầu họ đưa ra một mốc thời gian cho câu trả lời sẽ khiến bạn trở thành người chủ động hơn, và cũng thể hiện sự nghiêm túc của bạn với công việc. Bạn cũng có thể khiến bản thân nổi bật hơn những ứng viên khác bằng cách gửi cho nhà tuyển dụng một email cảm ơn.

Mặc dù bạn có thể rất yêu thích công việc nào đó, nhưng cũng nên tạo cho mình nhiều hơn một cơ hội, gửi CV tới một số các công ty khác. Nếu công ty bạn thích từ chối đơn ứng tuyển của bạn, ít nhất bạn cũng còn các công ty khác để xem xét.

Làm đẹp CV

Để tối đa hóa cơ hội phản hồi của bạn, có một số điều mà sinh viên có thể làm để cải thiện CV của mình như:

– Không ứng tuyển chỉ với 1 bản CV: Đầu tư thời gian của bạn với 1 CV có thể khiến bạn mất tinh thần khi bị từ chối. Đôi khi, công việc hoàn hảo không phải là công việc phù hợp với bạn. Bằng cách ứng tuyển cho nhiều vị trí khác nhau, bạn có thể sẽ tìm được công việc phù hợp với kỹ năng của mình.

– Phát triển bản thân để có CV tốt: CV của bạn nên có thông tin và kỹ năng phù hợp với vị trí công việc.  Các công ty khác nhau có nhu cầu tuyển dụng khác nhau nên hãy đảm bảo CV của bạn có các thông tin liên quan nhất tới nhà tuyển dụng đó.

– Đừng chán nản: Bạn chỉ thất bại nếu bạn ngừng cố gắng. Đừng chán nản trong việc tìm kiếm các công việc mới và ứng tuyển để bản thân có thêm các cơ hội. Nếu bạn chưa nghe được tin tức gì, hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng sẽ cần thời gian để xử lý hàng trăm CV mỗi ngày.

Biết cách theo dõi thông tin

Sau khi ứng tuyển, đừng để CV của bạn rơi vào quên lãng, hãy chọn thời điểm thích hợp và cách thức đúng đắn để tăng cơ hội với công việc bạn yêu thích. Đây là một số mẹo nhỏ để bạn tham khảo:

– Gửi email cảm ơn sau 1 tuần: Email cảm ơn bạn có thể gửi sau một tuần ứng tuyển hay sau vòng phỏng vấn, hãy viết một email lịch sự thể hiện sự mong đợi được tham gia phỏng vấn và muốn được hồi âm.

– Gọi cho nhà tuyển dụng: Một cuộc điện thoại sẽ mang lại hiệu quả nhưng bạn cũng cần thận trọng với nó. Đừng trở thành một người bất lịch sự khi gọi cho nhà tuyển dụng hàng ngày hay hàng tuần. Bạn có thể gọi điện với mục đích tìm hiểu quy trình truyển dụng của công ty, hỏi họ CV của bạn đang ở giai đoạn nào và quyết định của họ ra. Đừng ngại ngùng vì điều này có thể khiến bạn nổi bật trong suy nghĩ của một số nhà tuyển dụng.

– Hỏi về những điểm chưa hoàn thiện: Nếu bạn bị từ chối sau buổi phỏng vấn, đừng chán nản, thay vào đó hãy liên hệ với nhà tuyển dụng và hỏi về những điểm chưa hoàn thiện của bản thân. Mỗi thất bại là một bài học và với các phản hồi được nhà tuyển dụng cung cấp, bạn có thể cải thiện kỹ năng của mình trong các buổi phỏng vấn tiếp theo.

Người dịch: Linh Trang (SSDH)

Share.

Leave A Reply