Tránh xa những cám dỗ kêu gọi nhập học để có kết quả tốt hơn

0

Sẵn sàng du học – Bạn đang thực hiện quá trình nhập học đại học một cách logic bình thường và vô tư hay đang bị điều khiển bởi hội chứng nhập học (College Admission Mania)? Hãy xem xét những động lực của bạn khi bắt đầu hành trình này nhé.

Sinh viên dự lễ tốt nghiệp tại một trường đại học ở Anh

Sinh viên dự lễ tốt nghiệp tại một trường đại học ở Anh

Đối với sự kiện nhập học vào các trường đại học, tác giả bàn về "cơn sốt" bao trùm xung quanh nó: sự cạnh tranh, gian lận trong hệ thống, cuộc tranh đấu với mọi nỗ lực đăng kí vào các lớp học nâng cao (AP class) có thể giành được hoặc thậm chí là mọi nỗ lực hết mình của một số phụ huynh để đảm bảo con họ được tiếp nhận vào Valhalla. Mặc dù vấn đề tưởng như điên rồ này vẫn tồn tại suốt nhiều năm, nhưng dường như ngày càng tệ hơn, cùng những ví dụ về hành vi tiêu cực và ngày càng phát triển theo chiều hướng xấu hơn.

Một trường hợp điển hình của năm nay là: Công ty tư vấn tuyển sinh đại học Ivy Coach đã đề nghị một bà mẹ ở Việt Nam phí $ 1,5 triệu để giúp đứa con vào được trường cao đẳng Ivy League. Theo như báo cáo của Inside Higher Education, lệ phí là dành để giúp cô gái nộp đơn vào các trường nội trú Mỹ và 22 trường cao đẳng nổi tiếng. Con số chỉ được công bố sau khi Ivy Coach kiện người mẹ, và yêu cầu bồi thường khi bà chỉ mới trả một nửa khoản phí. (Mặc dù cô con gái nhận được sự chấp thuận sớm từ một trong các trường học cô đã đăng kí.)

Mặc dù khoản phí đó hơi quá đáng và chắc chắn là dị thường, nhưng nó nhỏ hơn so với khoản phí $ 9,999.00 được đề nghị bởi một nơi tư vấn khác, cho khóa "huấn luyện quân đội" kéo dài ba ngày rưỡi dành cho việc nhập học, theo một báo cáo của IHE năm 2005. Điều này làm dấy lên nhiều mối quan tâm sau đó, nhưng trong suốt 12 năm qua, sự gia tăng thêm các chuyên gia tư vấn đại học, những người được trả lương cao, có vẻ vẫn tiếp tục không suy giảm. Dường như không có giới hạn nào đối với những thứ mà một số gia đình sẽ phải trả cho sự giúp đỡ con họ nhập học vào các trường, thậm chí dù cho nó lớn hơn gấp năm lần so với chi phí cần tiêu tốn trong bốn năm.

Tất cả gợi nhắc tác giả về hội chứng hoa Tulip (Tulip mania) thu hút xã hội Hà Lan vào thế kỷ 17. Từ vùng đất Thổ Nhĩ Kỳ được du nhập vào châu Âu và không giống như bất kỳ loại hoa nào khác được biết đến vào thời điểm đó, những búp hoa Tulip bỗng trở thành "biểu trưng của sự thèm muốn" (coveted status symbols), cùng lúc Hà Lan đang tiến dần thành một cường quốc kinh tế. Việc đặt giá cho một số chủng đặc biệt của hoa đã đẩy giá lên cao ngất ngưởng và chúng trở thành những mặt hàng cao cấp. Có thời điểm, một búp hoa đơn có thể bán được hàng trăm guilders (tiền tệ Hà Lan) hoặc có giá trị mười hai mẫu đất. Thời điểm đỉnh cao vào tháng 2/1637, "một số búp Tulip đơn bán được với giá hơn 10 lần thu nhập hàng năm của một thợ thủ công lành nghề". Điều này nghe có vẻ quen thuộc?

Hội chứng hoa Tulip đến và đi trong vài năm, nhưng hội chứng cuồng này có thể nhấn chìm nhiều người trong thời gian dài hơn. Trong cuốn sách của mình, "Những ảo tưởng nổi tiếng đặc biệt và điên cuồng của đám đông" (Extraordinary Popular Delusions and the Madness of Crowds), nhà báo người Anh Charles Mackay, đã đưa độc giả đến với những điều điên cuồng lớn nhất trong lịch sử. Ông không chỉ quan tâm đến Hội chứng hoa Tulip mà còn cả hiện tượng “Bong bóng South Sea” (miêu tả vụ bùng nổ tài chính của Công ty cổ phần South Sea ở Anh thế kỷ 18), sự cuộc săn lùng phù thủy (witch mania), Thập tự chinh (Crusades), giả kim thuật (alchemy) và các hiện tượng khác đã chiếm hết trí tưởng tượng bình thường và dẫn đến những hành vi thiếu lý trí. Ông viết, "Con người, thường được biết đến, suy nghĩ theo đàn, và dễ thấy rằng họ điên cuồng theo đàn, trong khi họ chỉ phục hồi ý thức một cách chậm chạp, và từng chút một".

Và giờ, chúng ta quay lại vấn đề nhập học, một hội chứng tăng dần suốt nhiều năm (chủ yếu và trớ trêu thay là trong một khu vực dân số có ít nỗi lo sợ bị loại khỏi trường đại học nhất) như một hệ quả của các giới hạn nhận thức về cung cấp, quan tâm quá nhiều đến địa vị, nỗi sợ rơi lại phía sau về mặt kinh tế và xã hội, sự đánh giá quá mức đối với các trường và khao khát "chiến thắng"như trong trò chơi zero-sum. Điều gì thúc đẩy một gia đình phải trả các khoản tiền lớn để đưa con họ vào đại học? Điều đó không hề logic, chắc chắn là vậy.

Cho dù bạn là phụ huynh hay học sinh, nếu cảm thấy tuyệt vọng và lo lắng về việc nhập học đại học, hãy cân nhắc xem sự điên cuồng của đám đông có thể quét các cá thể đi như một cơn sóng thần thế nào và sau đó hãy giải quyết làm sao để thoát ra trước khi bạn bị cuốn đi cùng nó. Hãy suy nghĩ về những điều bạn có thể bỏ lỡ hoặc hiểu sai bởi đám đông đang ảnh hưởng suy nghĩ của bạn. (Đọc chương của Mackay về cuộc Thập tự chinh cho một số bình luận về vấn đề này). Hãy tách khỏi đám đông và tự lên kế hoạch cho chính mình. Hãy tự hỏi bản thân xem, liệu bạn nộp đơn vào một trường vì nó thực sự là điều bạn muốn hay chỉ bởi vì nó là "đóa Tulip" mới nhất trong tất cả.

Thái Hải (SSDH) – Theo Scholarship Planet

Share.

Leave A Reply