Vụ bác sĩ giả khiến Bộ trưởng nhập cư Úc muốn thắt chặt quy định visa

0

SSDH – Vụ việc một người đàn ông che giấu và làm việc với tư cách bác sĩ tại Úc suốt hơn một thập kỉ đã trở thành ví dụ giải thích tại sao công tác kiểm tra chất lượng visa cần được tiến hành chặt chẽ hơn.

Vụ việc một người đàn ông Ấn Độ mạo danh bác sĩ người Anh và hành nghề tại Sydney 11 năm qua đã khiến Bộ nhập cư Úc cân nhắc việc thắt chắt việc kiểm tra và cấp visa vào Úc.

Vụ việc một người đàn ông Ấn Độ mạo danh bác sĩ người Anh và hành nghề tại Sydney 11 năm qua đã khiến Bộ nhập cư Úc cân nhắc việc thắt chắt việc kiểm tra và cấp visa vào Úc.

Shyan Acharya đến Úc lần đầu vào năm 2003 với một visa du lịch trước khi đi và quay lại nhiều lần với nhiều visa khác nhau, giả làm bác sĩ và làm việc trong suốt 11 năm ở nhiều vị trí trong bệnh viện.

Shyam Acharya là người gốc Ấn Độ năm nay 41 tuổi. Ông được biết đã mạo danh tên tuổi của bác sĩ đang hành nghề tại Anh, Sarang Chitale để được vào Úc làm việc.

Sau một thời gian chạy trốn, mới đây ông Acharya đã được tìm thấy tại quê hương Ấn Độ của mình. Tuy nhiên, chưa rõ liệu ông có bị bắt và dẫn độ về Úc hay không.

Vị bác sĩ giả danh gốc Ấn đã làm việc tại Úc 11 năm.

Vị bác sĩ giả danh gốc Ấn đã làm việc tại Úc 11 năm.

Khi được hỏi bằng cách nào mà Acharya có thể có visa để vào Úc làm việc, Bộ trưởng Nhập cư Peter Dutton thừa nhận đã có sai sót nhưng cũng nói thêm rằng quy trình hiện tại đã chặt chẽ hơn thời điểm đó và vụ việc chính là dẫn chứng cho lí do tại sao các quy định về nhập cư cần trở nên nghiêm ngặt hơn.

Dutton thừa nhận vụ việc là một “thất bại lớn của hệ thống” và cho rằng điều đó càng cho thấy ý tưởng về việc tạo một bộ phận lớn hơn về An ninh nhà ở theo kiểu Mỹ là đáng xem xét. Ông tin rằng có người lách luật được là do thiếu sót trong việc chia sẻ thông tin và giao tiếp giữa các cơ quan.

Ông nói với 2GB radio: “Rõ ràng hệ thống đã có một thất bại lớn, dù là ở cấp độ tiểu bang hay liên bang cũng không quan trọng, chúng ta cần rút ra bài học.”

“Lúc nào tôi cũng bị chỉ trích là quá nghiêm khắc với những quy trình này rồi về việc hủy visa và tất cả những cái còn lại nhưng có những trường hợp mà chúng ta cần phát hiện, ngăn chặn những người đó trước khi họ đến đây,” ông nói thêm.

Ông giải thích rằng ý tưởng thành lập một “siêu bộ phận” đã được thảo luận trong một thời gian dài nhưng vụ việc này cho thấy càng cần thiết phải bàn bạc sâu hơn.

“Hãy xem vụ việc bác sĩ này như một ví dụ. Có những vụ mà chúng ta sẽ muốn tiếp cận với tất cả các thông tin mà bất cứ bộ nào khác thuộc chính phủ có về họ. Thời đại chúng ta đang sống ngày nay đã khác xa so với 10 năm trước rồi, chứ đừng nói đến 15 hay 20 năm,” ông Dutton nhấn mạnh.

Có lẽ đã rời khỏi Úc vào lúc này, nhưng dù bị bắt, Acharya cũng chỉ phải đối mặt với mức tiền phạt 30.000 đô la và không bị giam vì giả danh bác sĩ.

Theo: Australiaforum

Share.

Leave A Reply