Xác định triệu chứng và đối phó với bệnh trầm cảm khi đi du học

0

Sẵn sàng du học – Một nghiên cứu với các học sinh trường trung học NSW cho thấy triệu chứng của bệnh căng thẳng cao độ có những sự tương đồng với bệnh trầm cảm. Với khối lượng công việc tăng lên, áp lực từ bản thân và những người khác, cùng sự lo ngại về những tác động tương lai của kết quả thi là những nguyên nhân gây ra bệnh căng thẳng cao độ.

du-hoc-anh

Có người nói rằng, căng thẳng không hẳn là một điều xấu, nó thậm chí có thể thúc đẩy con bạn bạn và tăng khả năng năng phản xạ của bản thân. Nhưng làm thế nào để bạn chắc chắn rằng sự căng thẳng đó không trở thành áp lực? Dưới đây là cách xác định và khắc phục của bệnh này.

Xác định các dấu hiệu của bệnh

Điều quan trọng là phải phát hiện sớm các dấu hiệu để hỗ trợ con bạn trong việc quản lý các mức độ căng thẳng của mình. Căng thẳng có thể biểu lộ theo nhiều cách và nó có thể hiện qua các dấu hiệu về thể chất, hành vi và cảm xúc, chẳng hạn như: ngủ không đều giấc, bỏ bữa, suy giảm hiệu quả học tập, tăng hoặc giảm cân nhanh, thường xuyên nói dối và dấu hiệu của sự không trung thực, hay tỏ ra bồn chồn và khó chịu… Có nhiều triệu chứng có thể xảy ra hơn và điều quan trọng là phụ huynh phải nhận thức nhanh chóng để giúp con bạn vượt qua bằng những cách sau:

Lập thời gian biểu

Một thói quen thường xuyên với sự cân đối giữa việc học tập, tập thể dục, thư giãn, ăn và ngủ sẽ đảm bảo cho con bạn có một sức khỏe tốt cả về tâm thần lẫn thể chất. Sự căng thẳng trong các kỳ thi thường là kết quả của việc thiếu chuẩn bị kiến thức và quản lý thời gian kém, việc có một thời gian biểu cân đối sẽ giúp con bạn đối phó với sự ăng thẳng này.

Đừng tạo thêm áp lực cho con

Tất cả các bậc cha mẹ đều muốn con mình thành công nhưng có nhiều cách để động viên chúng mà không gây áp lực quá mức. Thay vì giục giã con mình hoàn thành mọi việc, bạn hãy xem xét và chuẩn bị một phần thưởng để khuyến khích con mình.

Trở thành một tấm gương tốt

Phụ huynh sẽ luôn là một trong những ảnh hưởng lớn nhất đối với các bạn trẻ. Hãy tự nhận biết về cách xử lý căng thẳng của bạn để trở thành tấm gương cho con bạn noi theo. Con bạn sẽ trở nên tốt hơn trong việc quản lý căng thẳng nếu có bạn là một kiểu mẫu để quan sát ở nhà.

Hãy cho con bạn biết chúng luôn có sự hỗ trợ

Các trường học đều biết việc chuyển cấp là một thời kỳ căng thẳng. Có những nhà tư vấn sẵn sang ngồi cùng bạn và con để giúp đỡ như cố vấn trường học, gia sư, huấn luyện viên thể thao… Trên tất cả, hãy để con trai bạn biết rằng, dù việc chuyển cấp có quan trọng thế nào, nhưng điều quan trọng nhất vẫn cần duy trì điểm cân bằng.

Việc xác định và đối phó với căng thẳng có thể khó khăn, nhưng cả bạn và con bạn đều sẽ vui mừng khi đã vượt qua được điều đó. Để được chuyên gia tư vấn nhiều hơn, chẳng hạn như lời khuyên thi chuyển cấp, cách đối phó với căng thẳng và các mẹo quản lý thời gian, phụ huynh có thể tham khảo tại Hướng dẫn tại đây.

Người dịch: Linh Trang (SSDH)

Share.

Leave A Reply