Nhu cầu thiết yếu của nền giáo dục Úc – Indonesia

0

Sẵn sàng du học – Các trường đại học và trung tâm dịch vụ dạy nghề của Úc có thể coi là một thành công lớn trong hiệp định thương mại tự do mới ký với Indonesia, nhưng các chuyên gia cho rằng cần làm rõ hơn nữa việc phát triển số lượng sinh viên, công nhân và nghiên cứu sinh.

hoc-bong-thac-si-knb-cua-chinh-phu-indonesia-2018-0840

Thỏa thuận được ký kết bởi thủ tướng mới của Úc Scott Morrison và Tổng thống Indonesia Joko Widodo vào cuối tháng 8 năm 2018, tăng cường thương mại hóa trên một loạt các ngành công nghiệp hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước, với trọng tâm về giáo dục.

Giám đốc điều hành của tổ chức TAFE, Craig Robertson nói: “TAFE ở Úc mong muốn được làm việc với Chính phủ Indonesia, các viện giáo dục kỹ thuật và ngành công nghiệp để hỗ trợ phát triển các chương trình kỹ năng cho người Indonesia. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Indonesia-Australia hỗ trợ và khuyến khích sự hợp tác này để giúp các công ty Indonesia nâng cao năng lực của họ thông qua việc đào  tạo công nhân lành nghề để cho phép duy trì thương mại với Úc và trên toàn cầu."

Là một phần của thỏa thuận, cả cơ hội nghề nghiệp và cơ hội giáo dục đại học sẽ tăng lên, với các nhà cung cấp kỹ năng của Úc đủ điều kiện sở hữu 67% quan hệ đối tác với các doanh nghiệp, và một điều khoản cho "tự do hóa tương lai" cho các trường đại học Úc được thành lập ở trong nước.

Sau khi thực hiện thỏa thuận này, có thể thấy Úc được hưởng lợi từ việc tập trung vào giáo dục của Indonesia, vì tổng thống Widodo ngày càng trông đợi việc xây dựng nguồn nhân lực dồi dào trong cuộc bầu cử năm 2019. Đầu năm 2018, bộ trưởng nghiên cứu, công nghệ và giáo dục đại học Muhammad Nasir bắt đầu hoàn thiện các cơ sở nước ngoài sau sáu năm gián đoạn.

Nhưng theo các chuyên gia, cần làm rõ hơn nữa các thông tin và làm việc trên thông số cuối cùng, thỏa thuận dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 12 năm 2018, trước khi bất kỳ sự phát triển đáng kể nào có thể được thực hiện.

Nhóm tám giám đốc điều hành Vicki Thomson cho biết thỏa thuận này đã quá thời hạn, nhưng có một số vấn đề cho các nhà cung cấp Úc giải quyết trước khi họ có thể "nhận ra tiềm năng đầy đủ của quan hệ với Indonesia". Bà trả lời cho tờ The PIE News: "Những vấn đề về cần giải quyết là việc cắt giảm xuất khẩu giáo dục quốc tế, hợp tác nghiên cứu, phát triển kiến ​​thức quốc gia Indonesia, và kỹ năng văn hóa và ngôn ngữ trong giới trẻ Úc. Mặc dù là láng giềng gần nhất của Úc, nơi có 240 triệu người và cùng chia sẻ nhiều thách thức chung, mối quan hệ giữa các nhà nghiên cứu Úc và Indonesia vẫn chưa thực sự phát triển."

Theo bà Thomson, bằng chứng cho thấy một ưu tiên cho các nhà nghiên cứu Indonesia tham gia với các tổ chức của Mỹ, một phần do áp lực xuất bản trên tạp chí ISI, mà bà cho biết cần phải đầu tư thêm bởi chính phủ Úc. Các khuyến nghị khác mà Go8 hy vọng sẽ thấy trong tài liệu hoàn thiện bao gồm sự tang đồng thời của người Indonesia và Úc trong công việc, nghiên cứu và học tập, cũng như phát triển khuôn mẫu công nhận chung cũng như việc cung cấp giáo dục trực tuyến. Eugene Sebastian, giám đốc Trung tâm Australia-Indonesia cho biết: “Một số trường đại học ở Úc đã bày tỏ sự quan tâm đến việc thiết lập các cơ sở ở Indonesia,”

Trong số đó là những cái tên như Đại học RMIT, Đại học Central Queensland, Đại học Queensland và Monash đã mong muốn được thành lập các cơ sở ở Indonesia, nhưng Sebastian nói rằng nhiều người sẽ trở nên thận trọng hơn bởi Indonesia không phải là một môi trường đầy biến động. Bà Sebastian nói thêm rằng chính phủ Indonesia cũng vô cùng thận trọng trong việc tiến hành thành lập các cơ sở giáo dục đó. Bà cho biết: “Các nhà chức trách có liên quan sẽ muốn làm những điều đúng đắn với xu hướng thu hút các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục có kinh nghiệm hơn. Khi hai nước gần gũi dần dần trở nên thờ ơ với nhau, thỏa thuận thương mại là một khởi đầu mới cần thiết để hai nước có những hoạt động phù hợp”. Úc đã thu hút hơn 20.000 người Indonesia nhập học vào năm 2017, trong khi chỉ dưới 1,400 người Úc được dự kiến ​​sẽ đến Indonesia trong vòng mới nhất của Kế hoạch Colombo.

Người dịch: Linh Trang (SSDH)

Share.

Leave A Reply