Sẵn sàng du học – Kể từ khi lên nắm quyền, tổng thống Mỹ Donald Trump đã xiết chặt luật nhập cư, bao gồm cả việc đăng ký thị thực Hoa Kỳ. Khó khăn đang chồng chất lên vai những người nước ngoài có ý định nhập cư vào đất nước này. Vậy còn những cư dân Ấn Độ? Họ phải gánh chịu những thử thách gì? Bạn sẽ biết được câu trả lời qua cuộc điều tra của chúng tôi dưới đây.
Sanwar Ali đã bình luận:
Dưới chính quyền Obama, việc xin thị thực US đã gặp rất nhiều khó khăn. Điều này cũng không hề thay đổi dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump. Tỉ lệ từ chối đã tăng đều. Một điều không thể tránh khỏi tại Các quốc gia công nghiệp phát triển là sự thiếu hụt kĩ năng. Những thách thức lớn trong việc xin visa US gây ra nhiều khó khăn và khiến sự thiếu hụt kĩ năng càng thêm trầm trọng.
Các bác sĩ người Ấn Độ đang sống và làm việc tại Hoa Kỳ trong chương trình visa H1B phải đối mặt với một tương lai không ổn định với thời gian chờ đợi thẻ xanh ngày càng dài hơn. Theo dữ liệu gần đây, hơn 300,000 người Ấn Độ nhập cư đang đợi sự định cư vĩnh viễn tại US qua visa H1B.
Dưới chính quyền Trump, con đường trở thành công dân Hoa Kỳ đối với người Ấn Độ đã trở nên ngày càng khó khăn. Khoảng 75% người sở hữu visa H1B mang quốc tịch Ấn Độ, trong khi đó 50,000 bác sĩ Ấn Độ đã được cấp phép làm việc tại Hoa Kỳ.
Con đường trở thành công dân Hoa Kỳ đối với người mang quốc tịch nước ngoài bị hạn chế khoảng 7% tại mỗi quốc gia, giới hạn số lượng thẻ xanh tại US mỗi năm có thể được bàn luận và tăng đáng kể lượng thời gian chờ đợi.
Chuyên gia chính sách nhập cư tại trung tâm nghiên cứu Học viện CATO, David Bier, nói rằng: “Thời gian chờ thẻ xanh US đã gia tăng đáng kể từ năm 2003-2004. Tại một thời điểm, dường như các Dịch vụ nhập cư và Nhập tịch của chính phủ US đã dừng việc xử lý các yêu cầu visa. Kể từ đó, khá nhiều người đã quyết định bỏ cuộc.”
Người nông thôn bị ảnh hưởng nhiều nhất
Bởi thời gian dài chờ đợi, nhiều bác sĩ gốc Ấn Độ đang tính tới việc rời US. Các quan chức y tế đã cảnh báo điều này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với người nông thôn trên khắp Hoa Kỳ.
Joanne Cochran, chủ tịch kiêm CEO tại Keystone Health – nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe có trụ sở tại thành phố Chambersburg, Pennsylvania – từng nói: “Trong số 5 bệnh nhân tại vùng Chambersburg thì có 1 người phải sống trong cảnh nghèo khó. Khoảng 65% bệnh nhân nhi được nhận trợ giúp y tế. Keystone trông cậy nhiều vào những bác sĩ gia đình nước ngoài, nhiều người trong số họ đến từ Ấn Độ nhờ vào visa H1B và J1 exchange visitor visas”.
“Chúng ta có những bác sĩ gốc Ấn làm việc tại các sở y tế gia đình, tâm thần học…nhi khoa, nội khoa, bệnh truyền nhiễm, chăm sóc khẩn cấp…Việc họ rời đi sẽ để lại những thách thức lớn cho chúng ta”,Cochran cho biết thêm.
Bác sĩ 32 tuổi tại Bệnh viện Chambersburg, Mohamed Abdus Samad, đang phải đợi Thẻ xanh của Hoa Kỳ. Anh nói: “Bệnh nhân của tôi vô cùng cảm kích trước sự chăm sóc tận tình mà họ nhận được, tuy nhiên điều này gây áp lực cho tôi. Nếu muốn có tiến triển, tôi phải nghĩ về điều sẽ xảy ra với những bệnh nhân đó.”
Samad là một chuyên gia chăm sóc trẻ nhỏ và các bệnh chúng thường gặp, thậm chí đã từng có gia đình đã đi cả 80-100 km để có thể đến gặp anh. Samad vẫn lạc quan rằng những khó khăn anh gặp phải chính là điều thiết yếu để một chuyên gia chăm sóc trẻ nhỏ có thể phát triển và gắn kết mối quan hệ với các phụ huynh, dù rằng việc chờ đợi thẻ xanh US đang trở nên khó khăn hơn từng ngày.
Bệnh nhân tham gia vào các cuộc tranh luận về thị thực tại US
Bệnh nhận của Samad, Christine Newman, lo lắng cho anh cũng như các bác sĩ khác sẽ phải rời nước Mỹ và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chăm sóc sức khỏe của cô. Newman cho biết: “Tôi lo rằng sẽ phải mất hàng tháng để có thể sắp xếp một cuộc hẹn tại một bệnh viện khác nếu như Samad cùng các bác sĩ gặp phải vấn đề visa tương tự phải rời đi. Họ đang làm những gì phải làm. Chính phủ Hoa Kỳ nên cắt dải băng đỏ đó và để họ vào.”
Quy tắc kế hoạch tuyển dụng
Lượng thời gian dài chờ đợi thẻ xanh US chỉ là một trong nhiều vấn đề mà các bác sĩ Ấn Độ cùng những người mang quốc tịch nước ngoài phải đối mặt. Gần đây Bộ An ninh Nội địa đã đưa ra thông báo về những kế hoạch nhằm thay đổi quy tắc kế hoạch tuyển dụng được thực thi dưới thời chính quyền Barack Obama.
Chương trình tuyển dụng cho phép các cặp vợ chồng sở hữu visa H1B được làm việc một cách hợp pháp tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu những đổi mới này có hiệu lực, hơn 90,000 người – bao gồm nhưng phụ nữ Ấn Độ được nhận một nền giáo dục tiên tiến – sẽ chịu ảnh hưởng. Bước đi này có thể ngăn cản hàng chục ngàn người tài giỏi mang quốc tịch nướcngoài đến với Hoa Kỳ.
Workpermit.com có thể giúp đỡ về visa US dựa trên tuyển dụng
Nếu muốn đăng ký xin visa làm việc tại US – bao gồm visa L1, E1 và E2, H1B và B1 – Workpermit.com có thể giúp bạn.
WorkPermit.com là một chuyên gia tư vấn visa với 30 năm kinh nghiệm giải quyết việc xin visa. Chúng tôi có thể giúp đỡ nhiều loại hình xin thị thực phù hợp với quốc tịch của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.
Người dịch: Thu Huyền (SSDH)