Vì sao bạn trượt visa Úc và khi nào nộp lại?

0

Sẵn sàng du học – Được chính phủ Úc cấp visa du học, giấy phép phù hợp là điều kiện bắt buộc để bạn có thể thành công với kế hoạch du học Úc của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện và may mắn để xin visa thành công. Vậy đã bao giờ bạn thử tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại có nhiều người trượt visa, khi nào có thể nộp lại visa và trượt visa thì phải quyết thế nào?

20-10-20-li-do-truot-visa-uc

1. Tại sao bạn trượt visa Úc

Tính từ tháng 7/2014 tới tháng 6 năm 2015, Bộ Nhập cư và Bảo vệ biên giới của Australia DIBP đã từ chối 11.000 visa du học của “non-genuine students” – những du học sinh được cho là không có mục đích học tập thật sự, tăng 30% so với cùng kỳ trước đó, cao nhất trong mấy năm trở lại đây. Du học sinh Việt Nam đứng thứ 4 trong bảng danh sách bị từ chối này vì một số lý do sau:

– Lộ trình học tập không phù hợp

Du học Úc mà không làm rõ lộ trình học tập thì sẽ trượt visa. Lộ trình học tập được hiểu là trước đây + hiện nay + sắp tới bạn đã, đang và sẽ học gì? Lộ trình này có logic không? Có phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn không? Có khả thi so với học lực của bạn không? Có lãng phí thời gian không? Có thể hiện bạn có mục tiêu rõ ràng và định hướng rõ ràng không?… Một lộ trình học tập không hợp lý đồng nghĩa với động cơ du học không rõ ràng, ẩn chưa các mục tiêu khác ngoài du học, đồng nghĩa với kế hoạch học tập không khả thi. Và đương nhiên bạn sẽ bị từ chối visa.

– Không hoàn chỉnh yêu cầu hồ sơ và quy trình làm visa

Hầu hết với những bạn lần đầu tiên tự làm visa du học Úc sẽ gặp “bỡ ngỡ” trong quá trình làm hồ sơ. Bạn cần biết visa du học Úc có những loại nào, thời hạn của nó bao lâu cũng như những thay đổi trong luật visa du học Úc.

Để đủ điều kiện xin visa, sinh viên phải được ít nhất một cơ sở đào tạo của Úc chấp nhận và cấp thư mời. Cùng với đó, bạn cũng phải đáp ứng các yêu cầu của trường về điểm GPA, trình độ tiếng Anh, điều kiện tài chính, đủ sức khỏe cũng như có nhân thân tốt. Và quan trọng, bạn phải hoàn thành đầy đủ những yêu cầu hồ sơ mà bộ Di trú đưa ra.

Ngoài ra, nếu sinh viên tự tin với trình độ tiếng Anh và sự hiểu biết của mình, có thể vào trực tiếp trang web của bộ di trú Úc để tìm hiểu quy trình hồ sơ. Tuy nhiên, sẽ là khó khăn khá lớn nếu bạn chưa thực sự thành thạo tiếng Anh vào sợ mạo hiểm cho một quyết định lớn trong cuộc đời như thế này.

20-10-20-li-do-truot-visa-uc.jpg 1.jpg 2

– Giả mạo hoặc che giấu thông tin

Nhiều học sinh vì không đáp ứng đủ các yêu cầu về hồ sơ (như không đủ điểm GPA, IELTS,…) hay lịch sử gia đình có những nhân thân (hoặc bản thân) có tiền án tiền sự, hoạt động không tốt,… và vì thế, nhiều trường hợp đã làm giả các giấy tờ cá nhân hoặc che giấu các sự thật của mình. Đây là lí do quan trọng khiến Lãnh sự từ chối hồ sơ visa của bạn.

– Hồ sơ tài chính không tốt

Có đủ điều kiện tài chính là điều kiện bắt buộc nếu bạn muốn du học Úc tự túc. Cho dù trường bạn định học không yêu cầu chứng minh tài chính đi chăng nữa, nhưng khi lãnh sự quán phỏng vấn bạn, bạn vẫn hoàn toàn có thể bị rớt visa nếu tài chính gia đình quá yếu.

Sử dụng bảo lãnh của người thân bên nước ngoài rất rủi ro trong xin visa. Lý do vì các quốc gia muốn bạn đi du học và mang ngoại tệ sang đó; chứ không phải là sử dụng nguồn tài chính tại nước đó để học tập. Không được phép thể hiện trong hồ sơ là tôi sẽ đi làm thêm, tôi có người nhà bên đó hỗ trợ tài chính… Ngoài ra, cá nhân đứng ra bảo lãnh nếu có vấn đề về thuế và nguồn gốc thu nhập, nợ chưa thanh toán… thì hồ sơ chứng minh tài chính sẽ bị mất điểm. Hồ sơ chứng minh tài chính du học Úc trong mọi trường hợp vẫn nên chứng minh bằng nguồn tài chính cung cấp từ Việt Nam. Các trường hợp rủi ro cao khi nghề nghiệp của bố mẹ không ổn định, gia đình không làm rõ được thu nhập ổn định hàng tháng…  Tuy vậy, cũng không nên lo lắng quá về chứng minh tài chính. Hãy dành ra tối thiểu 3 tháng để chuẩn bị cho hồ sơ này. Hồ sơ sẽ tốt hơn nếu đáp ứng vượt yêu cầu của lãnh sự quán.

20-10-20-li-do-truot-visa-uc.jpg 1

– Trả lời phỏng vấn không tốt

Hầu hết hiện nay, các hồ sơ ở các tỉnh lẻ ngoài Hà Nội và Hồ Chí Minh đều sẽ bị phỏng vấn qua điện thoại. Vì vậy, nếu bạn không tìm hiểu thật kỹ về khóa học, sự lựa chọn của bạn hay các câu hỏi liên quan khác, bạn sẽ rất khó có thể vượt qua vòng phỏng vấn khó nhằn của nhân viên Đại Sứ Quán. Vì vậy, để đạt được visa, các bạn cần tự tìm hiểu tất cả các thông tin liên quan đến khóa học của bạn, kế hoạch học tập, kế hoạch cho tương lai, khóa học phù hợp với bạn như thế nào và rất nhiều câu hỏi liên quan khác.

– Không có động lực học rõ ràng

Bạn không chứng minh được động lực học tập của mình khi du học Úc: như không biết mục đích học tập, không tìm hiểu kỹ về ngôi trường và quốc gia mình sắp theo học, không xác định được ý định khi quay trở về Việt Nam,… là một trong những lý do lớn nhất khiến nhiều học sinh rớt visa Úc hiện nay.

– Và…các tỉnh thuộc diện visa khó

Những sinh viên có hộ khẩu ở các tỉnh như Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,… sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi xin visa du học Úc vì lãnh sự sẽ xem xét kĩ hơn về khả năng học tập, điều kiện tài chính, động lực học tập của các bạn. Chính vì thế, sinh viên có hộ khẩu ở những tỉnh này cần có hồ sơ xin visa “đẹp”, đầy đủ để con đường nắm bắt visa du học Úc trở nên ngắn hơn.

2. Trượt Visa du học Úc: khi nào nên nộp lại?

– Trường hợp xin visa tạm thời (du học, du lịch…)

Đương đơn không thể xin phúc khảo lại mà phải làm lại hồ sơ từ đầu và xin phỏng vấn lại. Thông thường khi visa bị từ chối đương đơn sẽ có thư của viên lãnh sự vì lý do gì hồ sơ bị từ chối, không đạt ở chỗ nào. Tuy nhiên, lý do thường mang tính chất chung chung, không nêu rõ khía cạnh lỗi hoặc thiếu sót cụ thể.

Với trường hợp lý do bị từ chối visa đương đơn cảm thấy không thỏa đáng, đương đơn có thể làm hồ sơ lại từ đầu và nộp xin visa lại kèm theo lá thư giải trình vì sao đương đơn thấy lý do bị từ chối visa lần trước là không thỏa đáng.

Với trường hợp lý do bị từ chối visa đương đơn cảm thấy thỏa đáng hoặc viên chức lãnh sự đã khẳng định rõ trong thư từ chối là họ không bằng lòng về vấn đề gì của hồ sơ dẫn đến quyết định từ chối là điều đúng đắn thì đương đơn không nên xin tái phỏng vấn lại nữa cho đến khi đương đơn đã có những nhân tố mới có thể làm thay đổi được quyết định của viên chức lãnh sự. Nếu mọi thứ đều được xác thực và vấn đề được giải quyết thì đương đơn sẽ được cấp visa cho lần nộp hồ sơ sau.

– Trường hợp xin visa định cư (diện bảo lãnh đoàn tụ gia đình)

Khi bị từ chối visa, đương đơn không cần phải làm lại hồ sơ mà người nhà của đương đơn ở nước ngoài sẽ khiếu nại lên tòa án xem xét lại quyết định của viên chức lãnh sự tại Việt Nam. Thời gian khiếu nại sẽ từ 60 đến 90 ngày.

Lưu ý: Không có một qui định nào về việc phải cách bao nhiêu thời gian thì đương đơn mới được nộp lại visa. Nhưng để lần nộp sau chắc chắn có được visa đương đơn nên tìm hiểu kỹ lý do bị từ chối và khắc phụ việc đó rồi mới nộp đơn lại.

3. Bí quyết để có được “tấm vé visa” du học Úc

– Không làm bất cứ giấy tờ giả nào: Điểm của bạn chỉ 5.5? Không lo, vì có trường nhận học sinh 5.5 vào học, bạn tuyệt đối không làm hồ sơ giả, vì như vậy là tự đẩy bạn vào ngõ cụt.

– Chỉ du học khi bạn có đủ tài chính: một năm chi phí du học Úc bậc Cao đẳngtốn >= AUD 25,000- 30,000, đại học khoảng >=4 AUD40,000- 50,000 cho ăn, ở, học, đi lại, tiêu vặt. Cao đẳng học trong 2 năm, đại học từ 3-4 năm.

Cần phải có khả năng chứng minh được năng lực tài chính theo cách nào đó: sổ tiết kiệm, bất động sản, thu nhập…Đừng tin các công ty tư vấn du học nếu họ nói với bạn là không chứng minh tài chính hay đảm bảo visa 100%.

– Đừng đi du học khi mục đích không phải là du học: Khi bạn bỏ học hay trốn học là khi bạn bắt đầu cuộc sống bất hợp pháp ở nước ngoài. Ở Việt Nam, những người sống bất hợp pháp sống thế nào? Chui nhủi: không dám làm việc/ ăn/ chơi/ yêu…công khai. Ở nước ngoài, một người sống bất hợp pháp cũng vậy.

– Tìm đến các công ty tư vấn du học nghiêm túc: là một sự lựa chọn tốt nếu các bạn cần hỗ trợ về kiến thức, thủ tục du học,…. Có thể bạn vẫn nghĩ họ là “cò” du học, nhưng trên thực tế các công ty này được đào tạo bài bản, làm việc có trách nhiệm, có lương tâm và vì học sinh. Họ cũng là những người có kinh nghiệm, có thể giúp bạn tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn…một cách hợp pháp.

Nguồn Megastudy

Share.

Leave A Reply