Nữ tốt nghiệp đại học nhiều nhưng vắng bóng trong những ngành có lương cao

0

SSDH – Trong suốt 15 năm qua, số phụ nữ tốt nghiệp các văn bằng sau trung học luôn vượt trội hơn nam thế nhưng số phụ nữ làm việc trong những ngành nghề có thu nhập cao như kỹ sư hay phần mềm máy tính thì vẫn còn rất ít. 

uni_sydney

Phụ nữ tốt nghiệp các văn bằng sau trung học luôn vượt trội hơn nam – Nguồn Internet

Đại học là cánh cửa cho nhiều phụ nữ chọn khi bước chân vào đời nhưng không mấy người trong số họ lọt vào ngành nghề có mức lương cao.

Neha Soni là di dân từ Ấn độ tới Úc vào năm 2013 để học về IT. Sau khi tốt nghiệp cô được Deloitte tuyển dụng vào làm nhân viên phân tích các chỉ số kinh tế. Cô cho biết cô cảm thấy hài lòng với công việc của mình và nơi làm việc, mặc dù cô cũng nhận thấy rằng có một sự mất cân đối về giới tính trong ngành này. “Nếu nhìn vào khóa học của tôi, đó là bằng thạc sĩ IT, tỉ lệ nam nữ là 60/40 nên tôi nghĩ vậy là cân bằng, nhưng tại nơi làm việc thì tỉ lệ đó lại khác, nó là 75/25.”

Cô Soni nói cô hiểu vấn đề này có tính chất hệ thống và không riêng gì đối với Úc. Cô cũng nói là cô nhận thấy những nỗ lực mà các trường đại học ở Úc trong việc khuyến khích nhiều sinh viên nữ ghi danh vào học các ngành mà từ trước tới giờ thường thống trị bởi nam sinh viên. “Ở nước tôi nữ giới không được khuyến khích học các môn khoa học tự nhiên, đó là khoa học, kỹ thuật, kỹ sư và toán. Không có chiến dịch vận động khuyến khích gì hết.”

Cô nhận thấy trong khi ở Úc cô thấy có nhiều chương trình, đặc biệt tại Đại học Melbourne, khuyến khích nữ giới ghi học các ngành đó. Thế nhưng khi bước chân vào môi trường việc làm thì cô nói thì vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào nơi tuyển dụng, và “việc này cũng khó cho chính phủ để mà can thiệp,” cô lý giải.

Cô Soni nói, những sự phân biệt giới tính mà cô gặp phải trong những ngày đầu bước chân đi làm có thể đã làm nản lòng phụ nữ trong việc theo đuổi công việc như ngành nghề cô đang làm và những ngành tương tự. Và như thế theo cô, điều đó có thể gây trầm trọng thêm cho vấn đề mất cân đối giữa nam và nữ trong ngành khoa học kỹ thuật thông tin và toán.

nu-tot-nghiep-dai-hoc-nhieu-hon-nam

Tỷ lệ nữ tốt nghiệp đã gia tăng nhanh chóng trong 15 năm trở lại đây – Ảnh minh họa

“Tôi làm công việc đâu tiên khoảng hai đến ba tháng trong một công ty cấp hai trong lúc tôi còn đang đi học, và đó là lúc mà tôi chạm trán với sự phân biệt nam nữ. Đó thật sự là một kỷ niệm không hay. Lúc đó tôi là thành viên trong một tổ chương trình và là người nữ duy nhất trong nhóm có sáu nam.Và bất cứ khi nào, chẳng hạn như vào ngày nghỉ cuối tuần thứ Sáu, cả nhóm xong việc rủ nhau đi uống thì chẳng ai mời, chẳng ai nói gì tới tôi cả,” Soni nhớ lại.

“Còn đối vơi phụ nữ, khi mà họ bắt đầu nhìn thấy những con đường học lên sau trung học, con đường vào đại học như là những lối dẫn thích hợp để mở cánh cửa vào thị trường việc làm và đặt một bàn chân mình vào đó, thì họ sẽ theo đuổi.” Tiến sĩ Alan Montague

Những thông số mới nhất của Bộ Giáo dục cho thấy tỷ lệ nữ tốt nghiệp đã gia tăng nhanh chóng trong 15 năm trở lại đây.

Tại Úc, năm 1999 có 21 ngàn phụ nữ tốt nghiệp đại học nhiều hơn so với nam giới. Và vào năm ngoái, con số này lên tới gần 43 ngàn người. 

Tiến sĩ Alan Montague, chuyên gia chính sách giáo dục thuộc trường Đại học RMIT nói những thông số chung chung sẽ khó mà nói lên điều gì về các cơ hội có sẳn dành cho phụ nữ trong thị trường lao động. Mà theo ông thì cần phải đào sâu hơn vào vấn đề để có thể hiểu hơn về bức tranh toàn cảnh.

“Những lĩnh vực mà phụ nữ áp đảo về số lượng như là khoa học xã hội, công tác cộng đồng, y tá, dạy học vv.. thì cũng cần phải mở cho phụ nữ nhiều cơ hội ngành nghề chọn lựa hơn nữa bởi vì những lĩnh vực này giờ đây không còn nhận nhiều người như trước đây nữa,” Tiến sĩ Alan Montague nói.

Ông Montague nhận thấy có một số người làm trong ngành giao dịch thương mại vốn có khuynh hướng phần lớn là nam thì những công việc này không nhất thiết cần phải có bằng cấp sau trung học. Theo ông thì phụ nữ nên được cung cấp thêm nhiều hướng đi về nghề nghiệp trong những ngành này.

“Cũng có một số ít phụ nữ làm các công việc lao động hay trong các ngành xây dựng. Và đó cũng là nơi để người ta nên chuyển hướng nhất là đối với những nam giới nào có khả năng theo đuổi học hành cao hơn. Còn đối vơi phụ nữ, khi mà họ bắt đầu nhìn thấy những con đường học lên sau trung học, con đường vào đại học như là những lối dẫn thích hợp để mở cánh cửa vào thị trường việc làm và đặt một bàn chân mình vào đó, thì họ sẽ theo đuổi.” Tiến sĩ Alan Montague nói.

Để lý giải tại sao nam giới theo học bậc đại học ít hơn là vì đối với một số thì có một công việc toàn thời gian nghe hấp dẫn hơn là đi học thêm. Anh thanh niên 21 tuổi Mackenzie Randall đã đăng ký vào đại học ngay sau khi cậu tốt nghiệp trung học, thế nhưng liền sau đó thì cậu tìm được việc thế là cậu bỏ chuyện đi học tiếp.

Hiện anh đang làm công việc dọn nhà cho công ty ‘A Man With a Van’ đã được 18 tháng. Trước đó, ngay từ khi rời ghế nhà trường thì anh cũng đã làm việc như là nhân viên kỹ thuật nhà hát, phụ trách phần âm thanh ánh sáng. Theo anh thì quyết định chọn đi làm hơn là đi học là một quyết định đúng tính vào thời điểm đó, và anh không cảm thấy mình bị áp lực để phải vào đại học hay phải lấy cho được một chứng chỉ nghề nghiệp nào.

“Tôi nhìn các bạn tôi đang học đại học và vẫn phải ở cùng cha mẹ và tôi nghĩ, tôi thích sống ở thành phố, đi làm, và có thể sống qua ngày.”

Thái Hải (SSDH) – Theo SBS

Share.

Leave A Reply