SSDH – Một trong những mối quan tâm lớn nhất đối với du học sinh đến Mỹ học tập là chăm sóc y tế. Có một số quan niệm sai lầm về những gì xảy ra với sinh viên quốc tế khi các em bị ốm hay cần được chăm sóc sức khỏe trong khi học tập tại đất nước này. Ông Kelli Vorndran – Công ty Dịch vụ Bảo hiểm Y tế HCC đã giải đáp những thắc mắc thường gặp, liên quan đến bảo hiểm chăm sóc sức khỏe du học sinh học tập ở Mỹ.
Hỏi: Xin ông cho biết về hệ thống y tế Mỹ, và hệ thống này có khác biệt so với các nước?
Mỹ cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế hàng đầu nhưng giá cả lại không hề rẻ. Không giống như các nước khác, Mỹ không có phúc lợi xã hội chăm sóc sức khỏe. Người dân sẽ phải trả phí chăm sóc y tế thông qua bảo hiểm y tế. Những dịch vụ nào không nằm trong bảo hiểm, người bệnh phải trả bằng tiến túi.
Các cơ sở y tế không từ chối chăm sóc y tế kể cả bạn chưa thể trả tiền ngay khi nhập viện nhưng hóa đơn thanh toán có thể chồng chất lên rất nhanh.
Hỏi: Một du học sinh đột nhiên ngã bệnh sẽ được điều trị như thế nào? Các em nên khám ở đâu, và chi phí như thế nào, thưa ông?
Hầu hết các trường đại học Mỹ và tất cả các trường lớn hơn đều có Phòng y tế khám sức khỏe cho sinh viên. Các em nên đến khám ở Phòng y tế của trường nếu bị chấn thương nhưng không đến mức đe dọa tính mạng hoặc chỉ bị ốm nhẹ trong quá trình học tập, Phòng khám sinh viên là nơi nên đến đầu tiên. Trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn, các em có thể đến ngay các trung tâm chăm sóc y tế gần nhất hoặc phòng cấp cứu. Vì nếu bệnh nặng, đến Phòng sinh viên khám sức khỏe, các bác sĩ vẫn chuyển bạn tới bệnh viện có đầy đủ thiết bị điều trị.
Khi nhập viện cấp cứu hay phẫu thuật, bộ phận tiếp nhận hồ sơ bệnh án của bệnh viện căn cứ vào thông tin bảo hiểm sức khỏe và xác định khả năng chi trả của bạn. Bệnh viện cũng yêu cầu thông tin về bác sĩ riêng để nhập dữ liệu hồ sơ y tế của bạn.
Bạn không cần lo lắng, dù bảo hiểm có trang trải chi phí hay không thì y tá và các bác sĩ vẫn làm hết khả năng cứu bạn. Nếu cần, bạn có thể được mổ cấp cứu hoặc điều trị tích cực.
Cứu chữa bệnh và thu phí khám chữa bệnh là hai ngành công nghiệp phát triển riêng biệt nhưng có sự liên quan chặt chẽ với nhau, bác sĩ tiến hành điều trị, bảo hiểm chuyển hóa đơn viện phí đến sau nhưng chi phí phải trả không nhiều. Căn cứ vào khả năng thanh toán viện phí, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp với từng trường hợp của bệnh nhân.
Do đó, nếu bị ốm bạn nên đi khám thông thường. Trừ phi bạn bệnh rất nặng mới phải tới phòng cấp cứu.
Hỏi: Ông có thể đưa ra những lời khuyên về chăm sóc sức khỏe dành cho các sinh viên quốc tế?
Có rất nhiều lời khuyên liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe, nhất là đối với sinh viên năm thứ nhất hay tăng cân vì thực phẩm dư năng lượng – gọi là hiện tượng Freshman 15. Xin giới thiệu với các bạn sinh viên ba lời khuyên duy trì sức khỏe tổng thể tốt nhất về thể chất, tinh thần và cảm xúc:
Mua thực phẩm trong cửa hàng của những người nông dân: Phiên chợ bán hàng thực phẩm này thường diễn ra vào cuối xuân và mùa thu (và diễn ra quanh năm ở các thành phố lớn). Bạn có thể mua vô số các loại sản phẩm địa phương và hợp khẩu vị riêng mình. Những phiên chợ này mang lại những lợi ích cho bạn như:
- Tinh thần thoải mái, xả hơi sau những ngày học tập căng thẳng.
- Giúp tích trữ một số đồ ăn nhẹ tăng cường sức khỏe trong tuần tới
- Cơ hội thưởng thức những thực phẩm địa phương mà quê hương bạn không có sẵn.
- Mua những sản phẩm an toàn tươi ngon hơn sản phẩm làm sẵn ở siêu thị, chắc chắn sẽ tốt cho sức khỏe của bạn. .
Nên đi dép xỏ ngón trong phòng tắm: Mặc dù bạn phải dùng chung các thiết bị vệ sinh trong phòng tắm ở ký túc xá nhưng những thiết bị ấy luôn được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Nên đi dép trong nhà tắm để tránh nhiễm vi sinh vật ký sinh gây mụn cóc và nấm bàn chân.
Hãy sinh hoạt lành mạnh giảm stress: Trường học là nơi dạy cho sinh viên tất cả mọi điều liên quan đến học tập nhưng học ở lớp và từ sách chưa đủ mà bạn còn phải học ngoài cuộc sống. Hãy chắc chắn rằng bên cạnh việc học, bạn vẫn dành thời gian đăng ký mọi cơ hội học ngoại khóa mà trường tổ chức. Kinh nghiệm trong buổi leo núi không những giúp bạn rèn luyện thể lực mà còn giúp bạn giải tỏa stress, đấy là còn chưa kể đến việc giao lưu kết bạn với rất nhiều người bạn mới.
Hỏi: Tại sao sinh viên nên có một số đồ y tế tại chỗ ở, thưa ông?
Dù ở ký túc xá hay ở trọ, sinh viên vẫn có thể bị xây xát ngoài da. Tôi xin đề cập đến 3 loại vật tư y tế các em luôn giữ trong phòng ở:
Băng y tế – Hầu hết người Mỹ thích gọi băng y tế là băng cứu thương khẩn cấp – “Band-Aids. Băng này có nhiều lợi ích, dùng dán giấy bị rách, dính bụi bẩn hay da phồng rộp nếu bạn bị đau chân khi đi bộ bằng đôi giày mới.
Thuốc mỡ khử trùng – Nếu vết thương như vết rách trên da, nên bôi thuốc mỡ khử trùng để tránh nhiễm trùng rồi dùng Band-Aid dán. Có thể dùng mỡ Neosporin hoặc mua các loại thuốc mỡ khử trùng khác ở các hiệu thuốc
Thuốc giảm đau – Trong suốt một năm học, sinh viên nào mà chẳng có lúc bị đau đầu. Ngoài việc tập trung cao độ vào việc học, khi tham gia các hoạt động ngoại khóa như bóng rổ, bóng bầu dục, ném đĩa bay nhựa làm các em đau cơ, thậm chí đau cả người nên cần dự phòng một số loại thuốc giảm đau ibuprofen, thuốc hạ sốt acetaminophen hay aspirin.
Mẹo giữ gìn sức khỏe: Nên căn cứ vào chất lượng thực phẩm dùng tại căng tin nhà trường để sử dụng loại thức ăn kháng axit trong dạ dày
Hỏi: Du học sinh tế phải tiêm chủng những bệnh gì trước khi nhập học? Các em có bị buộc phải về nước nếu như chưa tiêm chủng không?
Các trường cao đẳng và đại học (và chính quyền tiểu bang) thiết lập các yêu cầu tiêm chủng của riêng mình, nhưng về tổng thể, sinh viên quốc tế đều được tiêm vắc-xin tương tự như sinh viên Mỹ. Tuy nhiên, mỗi bang có yêu cầu khác nhau, một số trường học có văn phòng tuyển sinh kiểm tra các phiếu tiêm chủng sinh viên nộp để chắc chắn rằng các em đã chủng ngừa bệnh.
Các bệnh phải chủng ngừa theo yêu cầu chung của nhà trường:
- Bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR)
- Bạch hầu, ho gà, uốn ván (DPT)
- Lao
Các bệnh khác – Trường có thể yêu cầu tiêm chủng thêm bệnh viêm gan hoặc viêm màng não. Các sinh viên có thể kiểm tra thông tin những bệnh cần tiêm chủng tại website hoặc Ban tuyển sinh của trường. Ngay khi nhập học, nếu chưa tiêm sinh viên đăng ký tiêm phòng tại y tế trường, nếu tiêm rồi thì nộp phiếu đã chích ngừa. Dù chích ngừa bằng cách nào đi chăng nữa nhưng chích ngừa không đúng bệnh, nhà trường vẫn có thể từ chối hoặc trả các em về nước.
Hỏi: Sinh viên quốc tế nên chuẩn bị sổ y bạ như thế nào khi nhập học tại Mỹ?
Sinh viên luôn giữ giấy tờ bảo hiểm bên mình dù đã mua bảo hiểm y tế trước hoặc sau khi đặt chân đến Mỹ.
Nếu có loại thuốc nào phải dùng hàng ngày, nên giữ bản sao đơn thuốc trong suốt hành trình. Bạn có thể bị thất lạc hoặc mất hành lý khi bay, vì vậy, để thuốc trong hành lý xách tay + đơn thuốc phòng khi an ninh sân bay kiểm tra, bạn sẽ có giấy tờ để trình, giải thích với họ. Lưu ý giữ đơn gốc, để kèm bản sao vào hành lý, hãy chắc chắn rằng đơn thuốc của bạn đủ dùng cho quá trình bạn lưu lại ổn định trên đất Mỹ, yêu cầu bác sĩ kê đơn ghi rõ gốc thuốc vì trên thị trường dược phẩm Hoa Kỳ, nhiều loại thuốc mang tên khác nhau nhưng có chung gốc thuốc.
Hỏi: Sinh viên quốc tế gặp khó khăn gì khi mua bảo hiểm y tế trước hoặc sau khi đến Mỹ?
Thực ra mua bảo hiểm trực tuyến rất dễ dàng. Chỉ cần tìm từ khóa “Bảo hiểm sinh viên quốc tế” trên mạng internet, các em sẽ tìm thấy vô số các công ty bảo hiểm cung cấp dịch vụ này. Vấn đề khó là phải tìm và mua được bảo hiểm nào có thể chi trả được dịch vụ mà sinh viên cần mà thôi.
Trường đại học cũng có thể cung cấp bảo hiểm y tế của riêng trường. Sử dụng bảo hiểm trường học, có thể loại bỏ một số rắc rối – chi phí bảo hiểm tính vào học phí và tiền chỗ ở – nhưng chắc chắn các em sẽ đặt phép so sánh các lựa chọn bảo hiểm của trường với những đề nghị từ hãng bảo hiểm khác.
Sinh viên khuyết tật đặc biệt lưu ý khi tìm kiếm bảo hiểm dành cho các em. Bởi vì một số bảo hiểm loại trừ việc chi trả bệnh có từ trước hoặc không chi trả phí chân tay giả hay thiết bị cơ khí y tế hỗ trợ người khuyết tật trong quá trình sinh viên theo học tại nước ngoài. Có thể phải trả thêm một ít phí mới được hưởng quyền lợi này nhưng nó là quyền lợi rất hữu ích cho các em.
Việt Phương (SSDH) – Theo Hotcoursesabroad