Sẵn sàng du học – Gói hỗ trợ các chủ doanh nghiệp JobKeeper Payment của Chính phủ Úc trị giá 130 tỷ đô la là một động thái trọng yếu để đối phó với đại dịch và phục hồi kinh tế trong tương lai. Nhưng người có visa tạm trú, bao gồm cả du học sinh mới tốt nghiệp là những đối tượng đã bị bỏ lại phía sau.
COVID-19 đã khiến các chính phủ phải vật lộn để đưa ra các chính sách cân bằng kinh tế, xã hội và đạo đức.
Gói hỗ trợ các chủ doanh nghiệp JobKeeper Payment của Chính phủ Úc trị giá 130 tỷ đô la là một động thái trọng yếu để đối phó với đại dịch và phục hồi kinh tế trong tương lai.
Nhưng người có visa tạm trú, bao gồm cả du học sinh mới tốt nghiệp là những đối tượng đã bị bỏ lại phía sau. Visa sau tốt nghiệp (visa 485) dành cho du học sinh có bằng tốt nghiệp từ một tổ chức giáo dục của Úc. Nó cho phép họ ở lại Úc trong hai đến 04 năm để có kinh nghiệm làm việc.
Có gần 90,000 du học sinh sở hữu visa sau tốt nghiệp ở Úc.
Du học sinh sở hữu visa 485 chỉ dựa vào thu nhập đến từ tiền lương để trang trải chi phí sinh hoạt. Họ chủ yếu làm việc trong các ngành công nghiệp đã chịu tổn thất lớn, chẳng hạn như ngành khách sạn và họ không được hưởng khoản hỗ trợ của JobKeeker Payment.
Chính phủ Tasmania vừa công bố gói hỗ trợ trị giá 3 triệu đô la cho những người có thị thực tạm thời, trong đó bao gồm những người sở hữu visa 485.
Đây là động thái hỗ trợ đầu tiên từ bất kỳ chính phủ tiểu bang hoặc lãnh thổ nào và điều này hy vọng sẽ thúc đẩy sự hỗ trợ tương tự từ các trường đại học và các tổ chức pháp lý khác – bao gồm từ chính phủ liên bang.
Đã đến lúc Úc phải hỗ trợ và quan tâm đến các cử nhân du học sinh, những người đóng góp lớn cho nền kinh tế và xã hội của chúng ta, trong thời điểm họ gặp khó khăn. Đây là một vấn đề liên quan đến lòng nhân đạo và là một chiến lược kinh tế hợp lý.
Một điểm cộng lớn cho Úc
Giáo dục quốc tế là ngành xuất khẩu lớn thứ ba của Úc – sau quặng sắt và than – và đây là ngành dịch vụ xuất khẩu lớn nhất. Nó đóng góp gần 40 tỷ đô la cho nền kinh tế Úc và tạo ra khoảng 250,000 việc làm toàn thời gian.
Visa 485 được giới thiệu vào năm 2008 và được cập nhật vào năm 2013, sau khi xem xét các khuyến nghị từ chính sách Knight Review năm 2011. Visa này công nhận quyền làm việc sau tốt nghiệp đối với du học sinh là rất quan trọng để Úc duy trì khả năng cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu giáo dục.
Kể từ đó, visa 485 đã trở thành một điểm thu hút các du học sinh tới Úc. Trong nghiên cứu 2017-19 của chúng tôi, 76% du học sinh cho biết visa 485 là một yếu tố quan trọng khi chọn Úc làm điểm đến du học của họ.
Năm quốc gia có số lượng người sở hữu visa 485 hàng đầu tại Úc cũng đồng thời là năm quốc gia đứng đầu về tuyển sinh quốc tế vào chương trình thạc sĩ kể từ năm 2013.
Nhiều du học sinh sở hữu visa 485 sẽ trở thành lao động di cư có tay nghề hoặc tiếp tục con đường học tập. Trong số 30,952 người sở hữu visa chuyển sang visa khác trong năm tài chính 2018-19, 45,3% trở thành lao động di cư có tay nghề và 34,9% trở thành du học sinh một lần nữa.
Tuy du học sinh mới tốt nghiệp là những người đóng góp vào doanh thu thuế của Úc, nhưng họ lại không được hưởng các dịch vụ trợ cấp của chính phủ. Điều này có nghĩa là họ mang lại thu nhập ròng cho nền kinh tế Úc.
Khảo sát và phỏng vấn visa sau tốt nghiệp của chúng tôi cho thấy du học sinh tốt nghiệp thường rất cần kinh nghiệm làm việc và thu nhập để trang trải chi phí sinh hoạt ở Úc.
Họ không muốn các mục tiêu nghề nghiệp hoặc kết quả định cư của họ bị ảnh hưởng xấu.
Vì lý do này, họ có thể bị lợi dụng và sẵn sàng chấp nhận các công việc không thuộc chuyên ngành của họ và làm việc trong các ngành dễ bị tổn thất dẫn đến việc bị thất nghiệp trong một cuộc khủng hoảng.
10 ngành nghề hàng đầu của những người sở hữu visa 485
Ngành nghề |
Số lượng |
Tỉ lệ (%) |
Chuyên gia kinh doanh, nhân sự và tiếp thị |
2,845 |
10.8 |
Trợ lý bán hàng và nhân viên bán hàng |
2,463 |
9.4 |
Nhân viên vệ sinh và giặt là |
1,773 |
6.8 |
Nhân viên chăm sóc và hỗ trợ sức khoẻ |
1,481 |
5.6 |
Nhân viên bệnh viện |
1,450 |
5.5 |
Chuyên gia Công nghệ thông tin |
1,333 |
5.1 |
Chuyên gia sức khoẻ |
1,058 |
4.0 |
Kế toán |
1,027 |
3.9 |
Nhân viên ngành thực phẩm |
993 |
3.8 |
Quản lý khách sạn, cửa hàng và dịch vụ |
936 |
3.6 |
Các ngành nghề khác |
10,881 |
41.5 |
Tổng |
26,239 |
100.0 |
Nguồn: Bộ dữ liệu tích hợp Điều tra Dân số và Người lao động tạm thời Úc (ACTEID-2016)
Dữ liệu điều tra dân số cho thấy nhân viên vệ sinh, bán hàng và nhân viên khách sạn là một trong năm công việc hàng đầu cho du học sinh tốt nghiệp sở hữu visa 485. Và nhiều người là nhân viên tuyến đầu phục vụ cộng đồng Úc, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc người già, chăm sóc sức khỏe, siêu thị và vệ sinh.
Chính sách hỗ trợ du học sinh tại các quốc gia khác
Các điểm thu hút du học quốc tế ở Úc đang cho du học sinh, du học sinh đã tốt nghiệp và những đối tượng lao động tạm thời khác được tiếp cận với các chương trình phúc lợi của họ.
New Zealand không hạn chế du học sinh và du học sinh đã tốt nghiệp tiếp cận với chương trình trợ cấp lương. Tương tự, Anh và Canada cũng cho phép những đối tượng trên được hưởng Trợ cấp duy trì việc làm do ảnh hưởng của Coronavirus và Trợ cấp ứng phó khẩn cấp của Canada.
Chính sách hiện tại của Úc có thể không chỉ gây nguy hiểm cho an ninh của các cử nhân là du học sinh mà làm ảnh hưởng đến cả khả năng cạnh tranh thu hút học sinh tới Úc du học.
Vào ngày 3 tháng 4, Thủ tướng Scott Morrison đã gửi một thông điệp rằng du học sinh và những người có thị thực tạm thời khác có thể trở về nước nếu họ không thể tự hỗ trợ bản thân.
Ngoài thực tế là du học sinh đã tốt nghiệp không thể thể trở về nước do lệnh đóng cửa biên giới mà còn vì nhiều người đã ký hợp đồng cho thuê nhà ở Úc.
Nhiều học sinh khác có thể đang tiếp tục việc học lên cao.
Những người sở hữu visa 485 không còn là du học sinh. Do đó, họ không đủ điều kiện để nhận các quỹ hỗ trợ khó khăn, các khoản vay hay trợ cấp thực phẩm từ trường đại học hoặc bất kỳ nguồn hỗ trợ nào khác cho du học sinh.
Ngành giáo dục quốc tế và các trường đại học dựa vào visa 485 để thu hút du học sinh phải nhận trách nhiệm chăm sóc những người sở hữu loại visa này.
Các trường đại học dự kiến sẽ chịu tổn thất đáng kể trong ba năm tới do mất đi các du học sinh.
Có nhiều yếu tố sẽ quyết định ngành giáo dục quốc tế Úc hồi phục mạnh mẽ như thế nào. Những yếu tố này bao gồm sự phục hồi của các quốc gia cung cấp phần lớn các du học sinh như Trung Quốc và Ấn Độ – những quốc gia vẫn đang tiếp tục đối phó với đại dịch Corona.
Nhưng khi nhu cầu cho giáo dục quốc tế trở lại, nỗ lực của Úc trong việc quản lý du học sinh và cựu du học sinh trong giai đoạn này có thể khôi phục danh tiếng và giúp phục hồi kinh tế đất nước.
Người dịch: Thuỳ Dương (SSDH)