SSDH – Đầu tư về thời gian – tiền bạc – chất xám là những điều kiện tiên quyết cho sự nghiệp thành công. Dưới đây là hành trình đầu tư chuẩn mực của cựu du học sinh Úc đã trải qua, SSDH mách bạn nhé, hãy lưu lại và đầu tư cho bản thân ngay từ bây giờ.
Đây là hành trình của anh Peter về việc “NGHIÊM TÚC ĐẦU TỪ CHO VIỆC HỌC” từ kinh nghiệm bản thân anh đã tự học, tự làm và tự dành được ATAR 96.45 + Học bổng của Monash, Australia. Các em đều biết lớp 11-12, đặc biệt là lớp 12, là năm cuối của thời học sinh. Đây là năm học quyết định rất nhiều đến con đường nghề nghiệp cũng như tương lai của các bạn. Peter hiện đang định cư tại Úc và giảng dạy về tiếng anh, trong bài Peter sẽ xưng với các bạn là anh nha.
Anh đồng ý, học đại học không phải là cách duy nhất dẫn đến thành công, nhưng đối với những bạn chưa biết bản thân muốn gì, giỏi gì, hoặc những bạn theo đuổi các lĩnh vực mang tính khoa học và kĩ thuật, thì học đại học là con đường chắc nhất và an toàn nhất.
Hãy tưởng tượng bạn đi khám bệnh với một bác sĩ chỉ đọc sách ở nhà? Hay bạn giao ngôi nhà mơ ước cho anh kĩ sư chỉ học qua mạng? …. Hậu quả sẽ thế nào?
Chính vì vậy, anh mong muốn các em hiểu được đâu là nguyên nhân và lí do cho việc học, và học một cách CÓ ĐẦU TƯ.
Xem thêm: Hành trang để trở thành công dân toàn cầu
1/ Đầu Tư về Thời Gian
- Rất nhiều bạn dù đã đến lớp 12 nhưng vẫn rất ham chơi, và hoàn toàn lơ là việc học. Điều này giống như lái xe mà không nhìn đường vậy, không sớm thì muộn bạn cũng đâm đầu vào tường.
- Muốn biết bản thân có ham chơi hay không? Hãy nhìn đến thời gian bạn dành cho bài vở (ít nhất 2hr/ngày)? Nhìn đến độ hoàn thành bài vở của các bạn? Nhìn đến cách bạn dành thời gian lúc rảnh.
- Có nhiều bạn sẽ lý luận rằng – “Phải có sự cân bằng giữa học và chơi”. Điều đấy là Không Sai! Nhưng Các bạn phải hiểu, thời gian để chơi, các bạn còn cả một đời, nhưng lớp 12, không ai học 2 lần cả. Mình không ủng hộ việc học tập mù quáng, nhưng phải biết “PRIORITIZE” – Đâu là việc quan trọng, và cần nhiều thời gian hơn.
2/ Đầu Tư Về Tiền Bạc
- Anh thường nói với các em học sinh: “Nếu bạn nghĩ đầu tư vào giáo dục là TỐN KÉM, hãy tưởng tượng cái giá phải trả cho việc THIẾU KIẾN THỨC”.
- Đúng vậy, nếu đôi giày hiệu là đắt đỏ, chiếc xe mới là mắc tiền, thì một bộ óc hiểu biết tại sao lại “giảm giá?”
- Không lẽ tấm bằng ATAR 90+ lại không đáng giá bằng quả túi Gucci hay đôi giày Converse sao?
- Có một bộ phận lớn các bạn trẻ có cái nhìn sai lệch về giá trị của kiến thức và HẠ GIÁ QUÁ ĐÁNG việc đàu tư giáo dục
- Nhiều em sẵn sàng đi ăn 1 buổi $50 nhưng tiếc rẻ 1 giờ học $25? Có bạn cảm thấy đi học thêm để lấy SAC A+ và ATAR 90 với học phí vài trăm/tháng lại quá đắt, nhưng sẵn sàng bỏ vài ngàn chỉ để mua áo quần?
- Vì vậy, các em cần nhìn nhận lại, đâu là thứ thật sự quan trọng đối với các em. KIẾN THỨC là Tài Sản vì nó theo các em mãi và tạo ra GIÁ TRỊ THẶNG DƯ cho các em, trong khi HÀNG HÓA là TIÊU SẢN, vì giá trị giảm dần theo thời gian và chỉ có hiệu quả tức thời.
3/ Đầu tư về CHẤT XÁM
- Đây có lẽ là cái mà rất nhiều bạn trẻ đã và đang ngó lơ dù không hề hay biết.
- Chúng ta dán mác lớp 12 là auto khó để có thể bào chữa cho sự lười biếng và thiếu nghị lực của bản thân.
- Chính vì mindset “lớp 12 khó – mình học vậy OK rồi” khiến cho bản thân mất đi ý chí cầu tiến.
- Chúng ta phải nhớ, lời ông bà có dạy “lửa thử vàng gian nan thử sức”. Chỉ có lửa mới góp phần tạo ra vàng, chỉ có mài dũa thì ngọc trai mới sáng, và chỉ có cố gắng thì kĩ năng và trình độ bản thân mới được phát huy tối đa.
- Hãy đầu tư chất xám, hãy chăm học hỏi, chăm tìm tòi, đặt mục tiêu cao, vượt lên khi gặp thất bạn.
- Khi mệt mỏi hãy nghỉ ngơi, nhưng đừng bỏ cuộc. Đứng dậy và đi tiếp nhé
Chút chia sẻ trên đến từ hành trình của chính bản thân anh và những gì anh trải qua. Anh hy vọng nó giúp cho các em thêm nhiều nghị lực trong hành trình của các em nhé.
SSDH Team